Cách Submit URL lên Google nhanh Chóng (Update 2021)

Các doanh nghiệp hiện nay dần quan tâm nhiều hơn đến thứ hạng website của mình. Thế nhưng bạn đã biết rằng nếu công cụ tìm kiếm không biết tới Website của bạn thì cơ hội xếp hạng sẽ bằng 0. Kể cả khi Website chính thức hoạt động được một thời gian mà vẫn không tìm thấy chúng ở vị trí nào trên Google. Vì thế Submit URL website/ URL bài viết với Google dần trở thành yếu tố không thể thiếu đối với mỗi website.

Vậy Submit URL là gì? Làm thế nào để submit URL lên Google cũng như các công cụ tìm kiếm phổ biến khác? Hãy cùng Tmarketing bắt đầu tìm hiểu ngay nhé!

Cách Submit URL lên Google nhanh Chóng (Update 2021)

Submit URL là gì?

Submit URL là chúng ta gởi một đường link của trang web đến cho Search Engine – như một yêu cầu để Bot của nó crawl index nội dung trang web đó.

Trong Google Search Console trước đây, submit url có một trang riêng để làm, từ giữa 2018, khi Google thông báo bỏ Tool submit url, họ chuyển tính năng này thành Fetch as Google.

Trong Bing với công cụ quản trị Bing Webmaster Tool, nó gọi là Fetch as Bingbot.

Từ năm 2019, giao diện mới của Google Search Console không còn Fetch as Google, thay vào đó là URL Inspection với 2 tính năng chính là:

  • Test URL drive: kiểm tra xem một page có được Google Index chưa và kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động của page đó.
  • Request Indexing: yêu cầu index page nếu nó chưa được index hoặc bạn muốn nó index lại sau khi thay đổi nội dung của page.

Cách Submit URL lên Google nhanh Chóng (Update 2021)

Vì sao phải Submit URL lên Google?

Bot của Search Engine sẽ cần mò mẫm mọi ngóc ngách của Website cụ thể là những phần mà bạn cho phép nó dò đến. Nên khi bạn tạo một page mới, hoặc thay đổi nội dung của page cũ  thì Bot sẽ tự động dò đến và cập nhật nó và gửi dữ liệu mới nhất đến Search Engine.

Dưới đây là những lý do để giải thích tại sao bài viết của bạn vẫn nên Submit URL Google thủ công mặc dù không phải lúc nào cũng cần làm vậy:

– Chăm chút, tỉ mỉ ngay từ những bước đầu tiên

Google vẫn có thể sẽ có thể tìm thấy Website của bạn ngay cả khi bạn không Submit URL Google nhưng bạn vẫn nên thực hiện việc này sau khi nội dung của bạn được đăng tải lên Website vì nó không mất quá nhiều thời gian

– Google không thể khám phá mọi thứ chỉ bằng việc thu thập thông tin 

Nếu bạn gửi trang web của mình qua Google Search Console, bạn sẽ có cơ hội cung cấp Google thêm một vài thông tin hữu ích khác về trang web của mình. Đây là những thông tin mà các đối thủ cạnh tranh không thể tiếp cận được

Cách Submit URL lên Google nhanh Chóng (Update 2021)

– Submit URL Google giúp cải thiện trang web của bạn

Google sẽ thường xuyên thông báo tình trạng Website thông qua công cụ Quản trị Trang. Trong trường hợp có bất kỳ vấn đề hay sai sót nào xảy ra trên Website của mình, bạn sẽ nắm bắt kịp thời và xử lý chúng dễ dàng hơn

Nếu bạn đã Submit URL Google thì thỉnh thoảng bạn vẫn có thể thực hiện lại lần nữa trong trường hợp:

– Khi bạn thay đổi hoặc cập nhật một trang bất kỳ và muốn thông báo đến các công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm không thể thu thập lại toàn bộ web trong một ngày. Do đó rất có thể trang nội dung của bạn sẽ không được Google Index

– Sau khi sửa lỗi trên trang web xong. Đôi khi Google gửi thông báo cho bạn các lỗi thu thập dữ liệu hoặc lỗi 404 trong Search Console. Lúc này bạn nên submit link của Website để Google thu thập lại thông tin sau khi sửa lỗi xong

Xem thêm: Cách sử dụng theme flatsome.

Cách Submit URL lên Google nhanh Chóng (Update 2021)

Submit Sitemap (sơ đồ trang web) qua Search Console

Đây được xem là cách submit website lên Google tối ưu nhất. Và mất khoảng 2-3 tuần thì tiến trình Submit Google này mới thực hiện xong. Tuy nhiên, cần đảm bảo những URL của nội dung mới đã được cập nhật vào Sitemap.

Nếu bạn đang dùng website WordPress kèm với plugin tối ưu SEO (Yoast SEO, Rankmath…), sơ đồ trang web của bạn sẽ tự động cập nhật. Bạn chỉ cần thực hiện thao tác thêm sơ đồ trang Web vào Google Search Console.

Cách Submit URL lên Google nhanh Chóng (Update 2021)

Thao tác để Submit toàn bộ Website với Sitemap

Bước 1: Kiểm tra đường dẫn Sitemap của website bạn là gì. Thông thường sơ đồ trang web có dạng: Domain/sitemap.xml hoặc không, bạn cứ nhập vào và sẽ được điều hướng tới đường dẫn chính xác nhất và copy nó.

Xem thêm:  Blog 2.0 là gì? Blog 2.0 có vai trò gì trong SEO?

Bước 2: Truy cập vào Google Search Console > Chọn Domain cần Submit Website > Chọn mục “Sơ đồ trang web”

Bước 3: Chỉ cần nhập phần mở rộng sơ đồ trang XML vào hộp “Add a new sitemap”. Sau đó Chọn “Submit”

Lưu ý:

Trong trường hợp bạn đã Submit Sitemap XML và giờ bạn chỉ muốn Submit URL mới thì bạn có thể “Submit phiên bản cập nhật của Sitemap” để thông báo với Google rằng website của bạn đã có sự thay đổi.

Ở đây, bạn sử dụng chức năng ping website lên Google để thông báo bằng cách gửi yêu cầu HTTP GET như sau: http://www.google.com/ping?sitemap=https://example.com/sitemap.xml

Điều này sẽ được thực hiện một cách tự động nếu bạn sử WordPress và kết hợp với một Plugin SEO. Cụ thể khi bạn có bài viết mới được xuất bản thì Sitemap sẽ tự động Update và Ping Google.

Cách Submit URL lên Google nhanh Chóng (Update 2021)

Submit URL Google từng bài viết với Search Console

Để Submit Google từng URL, bạn cần sử dụng công cụ Google Webmaster tool Submit URL (https://www.google.com/webmasters/tools/submit-url). Thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Vào Google Search Console theo đường dẫn: https://search.google.com/search-console/welcome?hl=en

Bước 2: Chọn “Kiểm tra URL”, nhập URL muốn submit vào hộp thoại và nhấn Enter

Bước 3: Bấm vào nút “request indexing” ở cuối hộp để được thêm vào danh sách đợi Index. (Bạn sẽ được thông báo xác nhận của hệ thống, bạn chỉ cần tắt nó là được).

Submit URL để Index nhanh bài viết vẫn còn hữu ích trong năm 2020, nên hãy làm việc này ngay sau khi đăng bài mới hoặc cập nhật nội dung bài cũ.

Cách kiểm tra Submit Website lên Google hay chưa?

Để kiểm tra Submit Website lên Google hay chưa, bạn nên thực hiện theo những cách đơn giản này:

Cách 1: Bạn kiểm tra kết quả bằng cú pháp Site:URL Website hoặc URL của bài viết.

Cách 2: Bạn Copy trực tiếp đường Link được Index và dán vào tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm của Google để kiểm tra nhanh chóng. Nếu kết quả tìm kiếm có trả về đường Link đó thì có nghĩa là bạn dã Submit thành công. 

Và tất nhiên, nếu đã thử cả 2 cách nhưng vẫn không tìm thấy URL của bài viết thì có thể bài viết ấy chưa được tìm nạp trên công cụ tìm kiếm. Việc của bạn lúc này là hãy submit lại đường dẫn đó. Chờ trong vài ngày và sau đó kiểm tra lại nhé!e, các bạn cần lưu ý phải dùng New Search Console để dùng tính năng thay thế là URL Inspection nhé!

Cách kiểm tra Submit Website lên Google hay chưa?

Mẹo tăng tốc độ submit URL lên Google

Bên cạnh 2 phương pháp truyền thống mà Tmarketing đã hướng dẫn cho bạn ở mục 1, bạn có thể áp dụng các cách submit chuyên nghiệp bên dưới đây để tăng tốc độ Google index URL.

Sử dụng các dịch vụ index URL trả phí

Một số bên thứ ba sẽ cung cấp dịch vụ trả phí giúp bạn cải thiện index được nhiều URL hơn. Bạn có thể tham khảo một số bên chuyên nghiệp như:

  • Elite Link Lndexer
  • Expess Indexer
  • Instant Link Indexer
  • LarIndex, …

Tuy nhiên, vì là bên thứ ba nên về tỷ lệ số lượng liên kết được index so với tổng số link được submit giữa các tool này sẽ có sự chênh lệch. Bạn nên xem review về cách đăng ký và cách sử dụng công cụ này trước khi dùng nhé!

Cách Submit URL lên Google nhanh Chóng (Update 2021)

Chạy quảng cáo Google Ads

Nếu ở cách trên bạn lo ngại việc bỏ tiền ra nhưng chưa chắc đã hiệu quả thì Tmarketing sẽ giới thiệu cho bạn phương pháp phổ biến hữu ích nhanh chóng hơn và đảm bảo 100% hiệu quả. Đó chính là sử dụng công cụ Google Ads.

Sau khi publish bài viết, bạn có thể chạy ads trực tiếp cho bài viết này.

Lúc này, Google phải quét qua nội dung bài viết và ưu tiên crawl trước khi xếp hạng quảng cáo của bạn, nên gần như chỉ trong khoảng một thời gian ngắn, bài viết sẽ được index miễn phí.

Mua các backlink Do-follow chất lượng

Sử dụng backlink do-follow cho phép các bot tìm kiếm từ các trang chất lượng lần theo backlink và đi đến website của bạn. Vì những website này có DR cao, xếp hạng cao nên Google bot thường xuyên ghé qua và index website. Từ đó web bạn cũng sẽ được index theo.

Áp dụng đúng cách đặt backlink do-follow chất lượng (không phải backlink no-follow nhé) không chỉ giúp trang web của bạn gia tăng sức mạnh mà còn tăng traffic, tối ưu cho SEO sau này.

Cách Submit URL lên Google nhanh Chóng (Update 2021)
Những lưu ý khi xây dựng backlink

Tận dụng internal link

Nếu 3 cách trên quá tốn kém, bạn có thể tận dụng nguồn lực của chính website mình. Đây là cách Tmarketing thường xuyên áp dụng cho quá trình quản trị website của mình.

Mỗi khi publish một nội dung bài viết mới, Tmarketing thường chọn các bài viết cũ trước đó có nhiều traffic (có thứ hạng cao càng tốt) và chèn liên kết bằng anchor link dẫn đến nội dung bài viết mới này. 

Xem thêm:  Website vệ tinh là gì? Site vệ tinh có ảnh hưởng gì trong SEO?

Vì Google bot thường ưu tiên quét qua các trang có nhiều traffic và thứ hạng cao trước, nên khả năng cao bot sẽ theo Internal Link để đi đến và index bài viết mới của bạn.

Tuy nhiên, khi áp dụng cách này, hãy chú ý đến mô hình đi Internal Link nhé!

Share bài viết lên mạng xã hội

Kể từ năm 2012, mức độ Google ngày càng quan tâm hơn đến việc tương tác của website với các trang mạng xã hội.

Công cụ tìm kiếm này cũng thường khuyến khích các admin website hãy chia sẻ bài viết, nội dung, chủ đề của mình tiếp cận đến nhiều người dùng trên Facebook, Tumblr, Twitter, YouTube, …

Khi có một lượng traffic từ mạng xã hội truy cập vào url của website, Google bot sẽ chú ý và tiến hành lập chỉ mục thông tin trong URL này.

Cách Submit URL lên Google nhanh Chóng (Update 2021)

Sử dụng thẻ no-follow và no-index cho các trang không cần lập chỉ mục:

Sự thật rằng: Trong một khoảng thời gian nhất định, Google chỉ cho bạn một “ngân sách” crawl nhất định.

VD trang web bạn có ngân sách crawl là 70 URLs hàng tháng, thì nếu xài hết 70 URLs này, bạn phải chờ đến tháng sau mới được index các URL mới.

Chính vì vậy, bạn cần sử dụng ngân sách crawl này sao cho hợp lý. Bạn nên dùng ngân sách này cho các bài viết cần được index (URL nhiều traffic, mới được publish hoặc cập nhật nội dung). Thông thường các trang này chính là trang chủ, trang danh mục, bài post hoặc page.

Các trang còn lại bạn không muốn Google index (và để không hao tốn ngân sách crawl), bạn nên sử dụng thẻ no-follow và no-index cho chúng

Xây dựng nội dung mới mẻ và không trùng lặp
 
Google luôn khuyến khích người dùng upload những nội dung chất lượng lên internet, cũng vì vậy mà Google cũng sẽ phạt nặng các trang có hành vi copy bài viết, nội dung từ các trang web khác. Việc xây dựng và chia sẻ nội dung bài viết chất lượng, mới mẻ, thú vị là rất quan trọng, điều không chỉ mang lại lợi ích cho việc xét duyệt mà còn có những ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất website của bạn sau này
Cách Submit URL lên Google nhanh Chóng (Update 2021)
 
Tối ưu SEO Onpage
 
Ở bước này, bạn cần tối ưu các thành phần nội bộ như tiêu đề, mô tả, hình ảnh… tối ưu SEO onpage được coi là dễ dàng thực hiện tối ưu nhất, mang đến hiệu quả nhanh chóng

Tối ưu phiên bản mobile

Xu hướng sử dụng điện thoại lướt website ngày càng tăng, việc tối ưu các trang web dưới dạng phiên bản Mobile là rất cần thiết. Để thực hiện được điều này, bạn cần chú ý đến những kỹ thuật sau:

+ Thiết kế website phiên bản Mobile.

+ Chèn thẻ meta trong nội dung bài viết.

+ Giảm thiểu tài nguyên trên website.

+ Gắn thẻ các trang bằng bộ đệm AMP.

+ Tối ưu hóa hình ảnh trong bài viết.

+ Giảm kích thước của yếu tố giao diện người dùng (UI-User Interface) trên website.

Sau khi thiết lập xong, hãy chạy thử Website của bạn trên các nền tảng điện thoại và qua Google Pagespeed Insights để đảm bảo tốc độ trang chạy nhanh, ổn định

Cách Submit URL lên Google nhanh Chóng (Update 2021)

Xây dựng plan sản xuất bài viết định kỳ, chăm sóc và cải thiện sức khỏe Website liên tục

Việc xây dựng kế hoạch sản xuất nội dung là một giải pháp thông minh để tăng tốc Google Index bài viết. Khi bạn thường xuyên chăm chút cho Website của mình thì các công cụ tìm kiếm sẽ được thông báo để thu thập thông tin nhằm tiếp cận đối với lượng người đọc tiềm năng 

Giảm tài nguyên trên Website và tăng tốc độ dài

Tình trạng các bài viết không được tối ưu hóa hình ảnh dẫn đến việc Google phải làm việc hết công suất để thu thập dữ liệu. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình thu thập dữ liệu của website và giảm khả năng Google Index trang web

Cụ thể hơn, các công cụ tìm kiếm gặp khó khăn khi thu thập dữ liệu các yếu tố phụ trợ của trang web bạn. Thậm chí những tài nguyên như Flash và CSS cũng làm giảm hiệu suất hoạt động của Website trên nền tảng di động. Do đó, để đảm bảo Google Index ổn định, bạn hãy giảm tài nguyên trên website và tăng tốc độ tải trang

Các câu hỏi khi Submit website lên Google

Khi nào cần Submit website lên Google?

Thông thường, bạn chỉ submit website của mình cho Google khi bạn mới bắt đầu launch website lần đầu tiên (vì Google không biết rằng website có tồn tại) hoặc khi bạn chuyển toàn bộ website của mình và redirect sang một tên miền mới.

Nếu bạn đang quản lý một trang web đã tồn tại bạn không cần phải submit toàn bộ website nếu như nó đã được lập chỉ mục.

Tuy nhiên, một số trường hợp bạn submit lại website cho Google sau khi fix các lỗi, chẳng hạn như:

Xem thêm:  Sitemap là gì? Cách tạo Sitemap & Mẹo tối ưu Sitemap cho web

Vô tình thêm thẻ rel=”noindex” trên trang và làm trang đó bị loại khỏi danh sách được index bài viết.

Lỗi 404 xuất hiện trong Search Console và cần edit chỉnh sửa lại

Cách Submit URL lên Google nhanh Chóng (Update 2021)

Có nhất thiết phải submit URL mới hoặc website một cách thủ công hay không?

Thật sự là không!

Việc submit website không phải là yêu cầu bắt buộc để trang web của bạn xuất hiện danh sách index của Google. Nhưng nếu bạn có một website mới, submit website là cách nhanh nhất để index.

Chỉ cần Google biết rằng trang web của bạn có tồn tại, Google sẽ tự động thu thập dữ liệu và index bài viết cho các trang bên trong web.

Trình thu thập thông tin của Google sẽ tìm kiếm các URL mới (và các trang web) bằng cách lần theo các liên kết từ các website khác.

Chỉ cần trang của bạn được liên kết ở bất cứ đâu trên web, Google cuối cùng cũng sẽ tìm ra và lập chỉ mục trang web của bạn. Nhưng bạn vẫn có thể tăng tốc độ này bằng cách submit URL Goole trang web mới theo cách thủ công.

Thời gian Google Submit URL mất bao lâu?

Nếu bạn nghĩ rằng thời gian Submit URL Google diễn ra đơn giản và nhanh chóng thì thực chất không phải vậy. Bởi một ngày số lượng bài viết được gửi lên và submit là rất nhiều, hàng loạt yêu cầu được gửi đến Google mỗi ngày thì việc xét duyệt lập chỉ mục cũng đòi hỏi những tiêu chí riêng nên các bot của Google cần thêm thời gian để so sánh và đối chiếu giữa các bài viết và Website khác.

Thời gian và tốc độ của Submit URL Google còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố : cấu trúc, mã nguồn của Website, chất lượng link liên kết, lưu lượng người truy cập…  Vì vậy mà thời gian chờ đợi index là không giống nhau, có website dưới 1 2 tháng, có website có thể lâu hơn. 

Cách Submit URL lên Google nhanh Chóng (Update 2021)

Vì sao submit website rồi nhưng vẫn chưa lên top?

Submit URL lên Google và lên top là 2 vấn đề khác nhau:

Submit URL là việc bạn thông báo với Google rằng trang web của bạn có tồn tại (hoặc vừa update nội dung trang mới) thì việc

Lên top với một từ khóa nghĩa là bạn cần chứng tỏ trang của bạn tốt hơn tất cả mọi đối thủ cùng lĩnh vực

Dù submit url lên google và index rồi, thì khả năng cao là trang web của bạn đang nằm ở vị trí top 100, hoặc top 50, … trên trang kết quả tìm kiếm. Và rất hiếm có ai click sang trang 2 trở đi để tìm đọc thông tin.

Chính vì vậy, dù đã submit website và được index, nhưng nếu không xuất sắc (chất lượng) hơn đối thủ, thì bạn vẫn khó có khả năng lên top được. Để trang trang web của bạn nhanh lên top 1 google thì khi đó bạn phải kiểm tra thứ hạng từ khóa trong nội dung bài viết của mình lại, để xem xu hướng trải nghiệm người dùng sẽ tìm kiếm thông tin với cụm từ khóa nào, từ đó cho ra bài viết phù hợp với tiêu chí tìm kiếm của người dùng Google.

Một vài lưu ý về cách index website lên Google

Khi cạnh tranh SEO ngày càng cao, ai cũng muốn bài viết của mình được gửi url lên Google sớm nhất. Vậy làm thế nào để Google index nhanh bài viết của bạn? Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn ở bài viết Google Index là gì. Tuy nhiên, dưới đây là một số lưu ý để bạn tham khảo:

  • Tích cực chia sẻ bài viết lên các mạng xã hội như Facebook, Google +, Twitter, Pinterest, Reddit,…. ngay sau khi vừa xuất bản bài viết.
  • Cải thiện tốc độ tải trang
  • Xây dựng nội dung unique, hữu ích và chất lượng.
  • Lập lịch xuất bản các bài mới theo chu kỳ với tần suất bài trên ngày, tuần, tháng cố định. Tránh việc đăng bài một cách thưa thớt.
  • Xây dựng và tối ưu các liên kết nội bộ chuẩn SEO tốt
  • Tối ưu các thẻ tag, category.
  • Xây dựng cấu trúc trang Web chuẩn SEO, tạo sitemap bằng công cụ chất lượng.
  • Tận dụng các dịch vụ ping Website lên Google miễn phí.
Submit URL để Index nhanh bài viết vẫn còn hữu ích trong năm 2021, nên hãy làm việc này ngay sau khi đăng bài mới hoặc cập nhật nội dung bài cũ. Từ giờ trở đi, nếu cần Submit URL/ Fetch as Google, các bạn cần lưu ý phải dùng New Search Console để dùng tính năng thay thế là URL Inspection nhé! Tmarketing chúc bạn luôn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Spam *Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.