Canonical chính là giải pháp hữu hiệu có thể giúp bạn có xóa bỏ nguy cơ bị phạt vì nội dung trùng lặp trong quá trình điều hành và phát triển website. Nếu không có giải pháp kịp thời, việc trùng lặp nội dung có thể để lại hậu quả nặng nề cho trang web của bạn. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi đi sâu hơn vào bài viết để tìm hiểu kĩ hơn về canonical và cách sử dụng nó nhé.
- Canonical là gì?
- Thẻ canonical có công dụng gì trong SEO?
- Khi nào nên sử dụng canonical URL?
- Cách đặt URL Canonical
- Cách sử dụng canonical hiệu quả
- Những điều cần lưu ý khi dùng Rel Canonical
- Cách kiểm tra thẻ canonical có hợp lệ hay không
- Một số lỗi thường gặp khi sử dụng canonical
- Một số vấn đề liên quan đến thẻ canonical
Canonical là gì?
Thẻ Canonical (hay còn gọi là Rel Canonical) là cách khai báo URL gốc của trang bị trùng lặp nội dung với công cụ tìm kiếm (Search Engine). Canonical được sử dụng trong trường hợp nội dung giống nhau hoặc bị duplicate trên nhiều URL. Từ đó giúp công cụ tìm kiếm biết đâu là URL bạn muốn xuất hiện và không bị đánh giá trùng lặp trang web.
Canonical là thẻ hoạt động như một phương pháp để Google xác định đâu là một trang web duy nhất. Trong trang web của bạn có thể có một số URL đưa bạn đến cùng một trang web với cùng một nội dung. Khi đó, Thẻ canonical sẽ giúp GoogleBot xác định sự tồn tại của website của bạn là duy nhất, hay có nhiều nội dung được tạo ra nhưng chỉ cho ra cùng một giá trị, khi đó Thẻ canonical sẽ giúp google xác định điều này.
Thẻ canonical có công dụng gì trong SEO?
Khi website của bạn ngày một phát triển đến mức cao hơn nghĩa là nó cũng đang dần chứa một lượng thông tin nhiều hơn, còn bạn thì chỉ muốn cung cấp thông tin nhiều nhất có thể và điều đó dễ dàng đưa trang web của bạn đến vấn đề bị trùng lặp nội dung trên một website hay một URL.
Chẳng hạn như một bài viết nào đó trên website của bạn đã được viết vào thời điểm cách đây mấy năm trước và bạn muốn làm mới nội dung đó bằng cách viết lại nội dung của bài cũ dưới hình thức một bài mới trên website của mình, điều đó có thể khiến bạn phải gánh chịu án phạt của google nếu cả 2 bài đều dẫn đến trang web của bạn và bạn không gắn thẻ canonical cho một trong hai bài viết đó.
Không chỉ giúp bạn tránh được vấn đề bị trùng lặp nội dung, Canonical còn mang đến cho bạn một số công dụng khác mà có thể bạn chưa từng nghĩ đến như sau:
- Xác định URL hiển thị trên công cụ tìm kiếm: Canonical URL giúp công cụ tìm kiếm nhận biết URL hiển thị cho người dùng giữa những URL bị trùng lặp nội dung. Nếu không dùng Canonical, nhiều khả năng công cụ tìm kiếm sẽ lựa chọn ngẫu nhiên vì không biết đâu là URL gốc.
- Hợp nhất URLs có nội dung gần giống hoặc trùng lặp: Canonical trong SEO là một giải pháp giúp hợp nhất SEO value, những URL trùng lặp nội dung về một URL được chọn. Tất cả các SEO value thuộc URL khác nhau đều hợp nhất về một URL gốc, nên sẽ không có trường hợp cạnh tranh ranking/ traffic giữa các URL.
- Hạn chế việc công cụ tìm kiếm bỏ qua nội dung không trùng lặp: Việc công cụ tìm kiếm phải crawl quá nhiều nội dung bị trùng lặp hoặc gần giống nhau sẽ dẫn đến trường hợp bỏ sót những nội dung không trùng lặp (unique content). Sử dụng thẻ Canonical sẽ giúp khai báo với công cụ tìm kiếm về URL gốc.
- Đơn giản hóa việc theo dõi chỉ số cho một sản phẩm/chủ đề: Với nhiều URL khác nhau, việc hợp nhất chỉ số cho một nội dung cụ thể trở nên khó khăn hơn.
- Để quản lý nội dung được phân phối: Nếu bạn phân phối nội dung để xuất bản trên các miền khác, bạn muốn hợp nhất xếp hạng trang cho URL ưa thích của bạn.
Khi nào nên sử dụng canonical URL?
Bạn có thể tham khảo thông tin sau đây để biết thêm về các trường hợp cần sử dụng Rel canonical.
- Dùng khi Website của bạn có nhiều phiên bản khác nhau
- Khi thiết lập cho URL động với trang tìm kiếm, bộ lọc, hoặc ID phiên hoạt động…
- Nếu hệ thống Blogs của bạn tự động lưu nhiều URL khi lưu nội dung dưới nhiều chuyên mục khác nhau thì bạn có thể sử dụng rel canonical
- Bài viết được phân phối trên nhiều tên miền khác nhau
- Nội dung được phân phối trên nhiều biến thể web khác nhau http/https hay www/non-www
- Hoặc khi nội dung có nhiều phần
Cách đặt URL Canonical
Khi bạn nhận thấy rằng website của bạn hoặc một bài viết, một danh mục sản phẩm nào đó trên trang web của bạn,…có thừa một liên kết khác giống y hết liên kết gốc và chỉ có 1 trong 2 kiên kết đó được phép trở thành liên kết gốc thì bạn sẽ tiến hành đặt rel canonical cho liên kết còn lại như sau:
- Đầu tiên, bạn cần chọn ra một liên kết mà bạn muốn giữ lại làm liên kết gốc trong hai cái, đó có thể là liên kết nhận được nhiều lượt truy cập hơn hoặc chỉ đơn giản là liên kết mà bạn muốn.
- Tiếp đó, hãy thêm một liên kết rel = canonical từ trang không chính tắc vào trang chính tắc. Với cấu trúc <link rel = “canonical” hrel = “https://exaample.com/” /> và đặt thẻ liên kết này trong cặp thẻ mở đóng <head></head> của trang
Cách sử dụng canonical hiệu quả
Chỉ biết về việc khi nào nên sử dụng thẻ canonical và cách đặt như thế nào thôi thì chưa đủ, bạn cũng cần biết về cách sử dụng sao cho canonical có thể phát huy hiệu quả của mình. Mời bạn theo dõi các quy tắc sau:
- Quy tắc số 1: Sử dụng URL tuyệt đối: Google tuyên bố rằng cách tốt nhất là không sử dụng các đường dẫn tương đối, bạn nên để URL của mình là link tuyệt đối. Tức là dùng rel=canonical khi đường dẫn của bạn đã được tối ưu
- Quy tắc số 2: Sử dụng URL chữ thường: Vì Google có thể coi URL chữ hoa và chữ thường là hai URL khác nhau. Vì thế, cách tốt nhất để google lập chỉ mục đúng link chính có url là chữ thường, bạn nên sử dụng Canonical tags cho Url chữ thường
- Quy tắc số 3: Sử dụng phiên bản miền chính xác ( HTTPS so với HTTP ): Nếu website của bạn đã chuyển sang SSL, hãy đảm bảo rằng bạn đã khai báo đúng với Google các liên kết được chuyển sang HTTPS trong các thẻ rel=canonical. Bởi nếu bạn khai báo nhầm URL cũ là HTTP có thể sẽ dẫn đến nhầm lẫn và thay đổi thứ hạng website
- Quy tắc 4: Mỗi website chỉ nên sử dụng một thẻ Canonical: Bạn nghĩ rằng Canonical có thể sử dụng càng nhiều càng tốt để ngăn chặn việc trùng lặp nội dung? Thực tế, nếu website của bạn có nhiều khai báo thẻ rel=canonical, Google có thể sẽ bỏ qua tất cả các gợi ý rel=canonical đó
Những điều cần lưu ý khi dùng Rel Canonical
Khi sử dụng rel canonical bạn nên chú ý những điểm sau để tránh mắc phải sai lầm và mang lại được hiệu quả cao hơn.
Tránh trường hợp gắn thẻ canonical chéo
Việc gắn thẻ Canonical chéo (gắn thẻ Canonical trang A vào B hoặc ngược lại) sẽ khiến công cụ tìm kiếm hiểu sai hoặc bỏ qua thẻ. Để tránh điều này xảy ra, cần cho công cụ tìm kiếm biết ý định gắn thẻ một cách rõ ràng.
Chủ động sử dụng Canonical cho Homepage
Duplicate Homepage là trường hợp phổ biến hay mắc phải (trường hợp hay gặp nhất là gắn UTM tracking hoặc A/B testing). Vì vậy việc gắn thẻ Canonical trong trường hợp này là cần thiết.
Kiểm tra lại các thẻ Canonical sau khi gắn
Cần kiểm tra đã gắn đúng URL trong thẻ Canonical chưa, tránh trường hợp lỗi hoặc sơ suất dẫn đến gắn sai thẻ Canonical. Cần kiểm tra lại URL đã gắn thẻ Canonical. Hậu quả của việc gắn sai thẻ canonical cho page đang có ranking cao và nhiều traffic rất lớn (vd trang A được gắn canonical là trang B).. Lúc này Google xem trang B là trang gốc và truyền toàn bộ SEO value sang trang B. Nếu trang gắn link sai (Trang B) có nội dung hoàn toàn khác hoặc tối ưu không tốt. Toàn bộ keyword của trang ban đầu (trang A) sẽ bị drop.
Cẩn thận khi dùng với những trang “gần như duplicate nội dung”
Thẻ Canonical trong SEO có thể dùng cho những trang có nội dung gần như trùng lặp. Như những trang về sản phẩm và chỉ khác nhau về đơn vị tiền tệ, địa điểm hay một vài tính năng sản phẩm. Lưu ý nếu nội dung của những trang quá khác nhau thì công cụ tìm kiếm có thể bỏ qua thẻ Canonical.
VD: URL của trang sản phẩm điện thoại iphone như sau: http://example.com/iphone/
Khi người dùng lọc sản phẩm theo địa điểm, URL sẽ thay đổi nhưng nội dung vẫn giữ nguyên.
http://example.com/iphone/tphcm
http://example.com/iphone/hanoi
Nếu để Google index những URL mới sinh ra sẽ gây nên một số vấn đề phức tạp. Lúc này bạn nên sử dụng thẻ Canonical trang http://example.com/iphone/ gắn vào 2 URL mới.
Xem thêm: cơ sở dữ liệu database là gì?
Sử dụng cross-domain Canonical
Sử dụng Canonical cross-domain như thế nào? Trường hợp quản lý nhiều site và thường xuyên đăng các bài báo, blog có nội dung giống nhau trên các trang thì việc gắn thẻ Canonical nhằm tập trung điểm ranking cho URL gốc từ site bạn muốn.
Không được áp dụng canonical cho localization SEO
Localization có nghĩa là nhắm mục tiêu và thao tác các nội dung của trang web để phục vụ nó ở một số vị trí địa lý mà bạn nhắm đến(ví dụ: như: Việt Nam hoặc Mỹ. Canonicalization trên phiên bản di động của trang web Chỉ cần một thẻ canonical để phân biệt một trang web di động trên sub-domain của trang web chính là không đủ. Google đề nghị bạn sử dụng cả rel = “alternate” cũng như rel = “canonical” để ngụ ý rằng URL đang hiển thị trên phiên bản di động của website.
Không sử dụng Canonicalization cho PageRank Sculpting
PageRank vẫn được xem xét bởi các công cụ tìm kiếm. Nếu bạn đang có ý định sử dụng thẻ Canonical cho PageRank sculpting và mong có thứ hạng cao hơn, thì nó sẽ chỉ làm hại trang web của bạn mà thôi.
Cách kiểm tra thẻ canonical có hợp lệ hay không
Khi kiểm tra các thẻ chuẩn của bạn, có một số điều đáng để kiểm tra để có hiệu suất SEO tối ưu. Bạn có thể kiểm tra dựa trên các gợi ý sau:
- Trang có thẻ canonical chuẩn không?
- Liệu các điểm canonical đến trang đúng?
- Các trang có thể thu thập dữ liệu và lập chỉ mục?
Một lỗi phổ biến là trỏ chính tắc vào một URL bị chặn bởi tệp robots.txt hoặc được đặt thành “noindex”. Điều này có thể gửi tín hiệu hỗn hợp và khó hiểu cho các công cụ tìm kiếm. Một vài cách phổ biến để kiểm tra và kiểm toán các thẻ chính tắc của bạn dưới đây.
Xem nguồn trang
Bạn có thể kiểm tra thẻ canonical trên web của mình bằng cách xem nguồn trang theo cấu trúc:
view-source: https://domain.com
Sau đó, bạn chỉ cần tìm kiếm thẻ chuẩn trong <head>. Nếu có, nó sẽ hiển thị dưới dạng: <link rel = “canonical” hrel = “https://doamain.com/” />
Kiểm tra bằng các công cụ
Theo một cách khác dễ dàng và đơn giản hơn, bạn cũng có thể kiểm tra các thẻ canonical này bằng các công cụ kiểm tra như: Mozbar và SeoQuake,… Ở đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn kiểm tra bằng Mozbar
Các MozBar là một thanh công cụ SEO miễn phí mà sẽ dễ dàng cho bạn thấy những thẻ kinh điển trên bất kỳ trang Web nào. Sau khi cài đặt, bạn chỉ cần nhấn nút vào tab Phân tích trang, sau đó nhấp vào “Thuộc tính chung” để xem bất kỳ thông tin chuẩn nào.
Kiểm tra bằng giải pháp phần mềm
Hầu hết các phần mềm kiểm tra trang web SEO đều cho phép bạn kiểm tra hàng loạt các thẻ chuẩn. Moz Pro kiểm tra các thẻ chuẩn bị thiếu và có thể làm như vậy cho 100 nghìn trang cùng một lúc.
Xem thêm: Dịch vụ xây dựng website tại Tmarketing với giao diện chuyên nghiệp, đầy đủ các tính năng ở đa dạng lĩnh vực.
Một số lỗi thường gặp khi sử dụng canonical
Một số lỗi bạn có thể gặp khi sử dụng rel = canonical như sau:
- Đặt sai vị trí thẻ liên kết rel=”canonical”: bạn cần đặt nó trong cặp thẻ mở đóng của trang
- Thông báo gây lẫn lộn: Việc này xảy ra khi bạn khai báo canonical chồng chéo nhau hoặc tạo thành 1 vòng lặp, thiết lập trang chuẩn không đủ điều kiện để Index, thiết lập nhiều thẻ canonical,..
- Thiết lập URL tương đối thay vì tuyệt đối
Một số vấn đề liên quan đến thẻ canonical
“Chuyển hướng 301 hay Canonical?”
Nếu bạn đang băn khoăn giữa việc thực hiện chuyển hướng 301 và canonical thì câu trả lời như sau. Bạn nên ưu tiên thực hiện chuyển hướng, trừ khi có lý do kỹ thuật. Nếu bạn không thể chuyển hướng vì điều đó sẽ gây hại cho trải nghiệm người dùng hoặc có vấn đề khác, thì hãy đặt Canonical URL. Và nhớ rằng: Chỉ sử dụng chuyển hướng 301 khi ngừng sử dụng một trang trùng lặp.
“Có nên Canonical URL đến chính nó?”
Câu trả lời là có. John Mueller đã trả lời cho câu hỏi liên quan đến vấn đề này như sau:
“Không quan trọng là bao nhiêu trang. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng nó trỏ đến phiên bản URL sạch, rằng bạn không vô tình trỏ đến phiên bản tham số hoặc không phải lúc nào bạn cũng vô tình trỏ đến trang chủ, bởi vì đó là những loại lỗi chúng tôi cố gắng và chụp lấy.
Bạn có thể làm điều đó trên hàng triệu trang và chúng tôi sẽ cố gắng tính đến điều đó…”
Kết luận
Trên đây là kiến thức về thẻ Canonical, ý nghĩa của canonical trong SEO và cách bạn sử dụng thẻ này đúng cách mang lại hiệu quả thực sự cao mà Tmarketing đã cung cấp cho bạn. Nếu website của bạn chưa có thẻ Canonical thì hãy nên thêm thẻ này để hạn chế những vấn đề duplicate giữa các page, các phiên bản với nhau… Tập trung các trang web với các phương thức khác như chuyển hướng sẽ tốt hơn trong dài hạn, vì bạn có thể hy vọng rằng mình tới được với một phiên bản duy nhất của một trang web.
Chào bạn. Mình không hiểu cách dùng thẻ này chung với thẻ alternative.