DMCA có lẽ đã không còn xa lạ gì trong thời đại mà việc bảo vệ bản quyền cũng không kém phần quan trọng như sáng tạo ra thành phẩm, nội dung nhất là trong lĩnh vực công nghệ, vận hành và quản lý website. Vậy DMCA thực chất là gì và được sử dụng như thế nào? Hãy cùng Tmarketing tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé.
DMCA là gì?
DMCA là viết tắt của Digital Millennium Copyright Act – Luật Bảo vệ Bản quyền. DMCA là bộ luật được tổng thống Mỹ Bill Clinton thông qua và ban hành chính thức vào ngày 28/11/1998 nhằm đưa ra các giải pháp để bảo vệ bản quyền của các sản phẩm kỹ thuật số và cung cấp các hình thức xử lý vi phạm bản quyền.
Lý do bạn nên đăng kí DMCA
DMCA protected giúp bảo vệ trang web của bạn trước hành vi sao chép nội dung. Không gặp phải các vấn đề về bản quyền nội dung website của mình. Đồng thời còn giúp tránh được các rủi ro và những tranh chấp về sau. Nếu bạn đang vận hành một hoặc nhiều website thì việc đăng kí DMCA sẽ là một lựa chọn tốt và cần thiết cho bạn bởi:
1.DMCA giúp bảo vệ website của bạn trước hành vi sao chép nội dung
Nếu trang web của bạn đã được đăng ký bản quyền nội dung ngay từ khi nội dung trên web được đăng tải, bạn sẽ tránh được các hành vi sao chép nội dung từ những người mà bạn không mong muốn mà đó có thể là đối thủ hoặc một ai đó muốn sử dụng nội dung trên web của bạn để thực hiện quảng cáo sai lệch,…
2. Giúp bảo vệ website của bạn trước hành vi “Report DMCA”
Hiểu đơn giản, Report DMCA là hành động báo cáo bản quyền với DMCA từ website có bài viết với nội dung đã được đăng kí bản quyền trước đó, mặc dù đó có thể không phải bài viết gốc. Đây là hành động thường thấy của những người làm “SEO bẩn”, bằng cách copy nội dung của bài viết gốc vào website của mình, sau đó tiến hành đăng kí DMCA trước so với bài viết gốc. Khi đó, nội dung gốc sẽ trở thành nội dung bị sao chép và báo cáo DMCA, link bài viết gốc sẽ bị phạt và bị gỡ khỏi trang công cụ tìm kiếm.
3. Tránh gây thiệt hại về tiền bạc và thời gian giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp nếu xảy ra tranh chấp về vấn đề bản quyền.
Thông thường, với vấn đề vi phạm bản quyền các doanh nghiệp đã có thể lôi nhau ra tòa nhưng làm như vậy sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc lại không có gì chắc chắc rằng bên khởi kiện sẽ thắng. Với DMCA quy trình này được rút ngắn hơn nhiều bằng cách trực tiếp loại bỏ nội dung bị báo cáo bản quyền khỏi công cụ tìm kiếm.
4. DMCA giúp tăng Trust (độ tin tưởng) cho website. Điều này cực kỳ hiệu quả cho những ai đang vật lộn với SEO, cụ thể là khía cạnh Entity.
DMCA sẽ giúp tăng độ tin tưởng cho website của bạn khi là một website được bảo vệ bản quyền.
Cách thức bảo vệ của DMCA
Khi đăng kí DMCA bạn cần phải thêm một đoạn code vào trang web có nội dung mà bạn muốn DMCA bảo hộ bản quyền. Khi đó, DMCA sẽ thiết lập một chứng nhận cho website của bạn, trong quá trình phát triển trang web nếu bạn phát hiện có website khác ăn cắp nội dung từ trang web của bạn thì hãy báo cho DMCA. Người phụ trách trang web đó sẽ nhận được một bản thông báo về vấn đề vi phạm bản quyền.
Trong trường hợp người phụ trách trang web đó không có phản hồi, DMCA sẽ tiến hành thông báo cho bên cung cấp dịch vụ ở đây là OSP/ISP để có biện pháp xử lý. Nếu nội dung vi phạm bản quyền nghiêm trọng, bài viết đó có thể sẽ bị gỡ bỏ khỏi công cụ tìm kiếm.
DMCA bảo vệ những nội dung gì?
Các nội dung được DMCA bảo vệ gồm:
- Hồ sơ cá nhân hoặc profile công ty
- Những văn bản do bạn biên soạn
- Video tự làm
- Hình ảnh do chính bạn chụp
- Những chương trình bạn tự viết
- Các đồ họa do bạn tự thiết kế
- Các ứng dụng bạn tự thiết kế
Hướng dẫn nhanh 5 bước đăng ký DMCA cho website
Hiện nay, bạn đã có thể dễ dàng đăng kí DMCA cho website của mình với 5 bước đơn giản như sau:
Bước 1: Đăng kí tài khoản
Đầu tiên, bạn cần truy cập vào trang Đăng nhập/ Đăng ký DMCA và nhấp vào link đăng ký tài khoản (Register here) như sau:
Sau khi đã ấn đăng kí bạn sẽ được chuyển hướng đến màn hình bên dưới:
Tại đây, bạn sẽ được yêu cầu điền thông tin liên hệ. Thông tin liên hệ không nhất thiết phải là của chủ website mà cũng có thể là của người đại diện (hoặc người thừa hành – được uỷ quyền bởi chủ sở hữu).
Ngoài thông tin liên hệ chính, bạn cũng cần điền thêm thông tin liên hệ phụ. Nhưng bạn có thể sử dụng chung một số thông tin giống nhau bao gồm cả địa chỉ và số điện thoại.
Cuối cùng, bạn chỉ cần xác nhận bằng email của mình và có thể đăng nhập
Bước 2: Điền thông tin doanh nghiệp
Ở bước này bạn cần phải điền tên hợp pháp của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu bạn đang sở hữu trang web của mình mà không phải là một doanh nghiệp nào đó thì đây sẽ là thông tin của bạn. Nhưng nếu doanh nghiệp này thuộc sở hữu của một doanh nghiệp lớn hơn thì bạn cần phải điền thông tin của doanh nghiệp đó.
Lưu ý, thông tin trong mục này là thông tin của chính chủ sở hữu doanh nghiệp và địa chỉ sẽ được công khai trong cơ sở dữ liệu nhưng email và số điện thoại thì không. Nên bạn cần phải lựa chọn thông tin thật chính xác.
Sau khi điền xong thông tin, bạn không nhấn “Lưu” (Save) mà hãy nhấn “Tiếp theo” (Next) để chuyển đến màn hình tiếp theo.
Bước 3: Nhập tên thay thế của doanh nghiệp
Ở bước này, các thông tin sẽ trở nên phức tạp và quan trọng hơn. Bạn cần đăng ký tên thay thế cho doanh nghiệp của mình.
Bởi vì người dùng thường sẽ không biết phải tìm kiếm bằng tên của bạn hay tên doanh nghiệp của bạn khi họ tìm kiếm các thông tin liên quan đến doanh nghiệp hoặc DMCA. Họ sẽ chỉ tìm kiếm trang web hoặc tên của dịch vụ, do đó bạn nên thêm tất cả tên thay thế mà bạn có thể nghĩ ra cho doanh nghiệp của mình. Bao gồm cả tên trang web/ dịch vụ và tên miền.
Bởi vì phiên bản mới của DMCA sẽ không phát sinh chi phí cho các tên bổ sung/ thay thế nên bạn có thể thêm bao nhiêu tùy thích.
Ngoài ra, nếu bạn cần thêm một số lượng lớn các tên thay thế, họ cũng cung cấp công cụ để tải lên bằng tệp excel. Tệp excel này cần phải có một cột dữ liệu với tên thay thế trong mỗi ô.
Bước 4: Chỉ định người thừa hành của bạn
Đến lúc này, bạn chỉ cần chỉ định một người thừa hành (là người đại diện, được chủ sở hữu website uỷ quyền) để thay bạn nhận các thông báo về vi phạm bản quyền. Đây sẽ là phần đơn giản vì bạn chỉ cần điền thông tin liên hệ của người đại diện mà bạn muốn như ở bước 1.
Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn ở đây là thông tin liên hệ của người đại diện bao gồm địa chỉ, số điện thoại và email sẽ được công khai nên bạn cần lựa chọn thông tin một cách cẩn thận.
Sau khi hoàn tất, hãy gửi biểu mẫu và tiến hành thanh toán.
Bước 5: Gửi và thanh toán
Đây là bước cuối cùng để bạn hoàn tất quá trình đăng kí DMCA của mình. Ở bước này, trước khi bạn xác nhận đơn hàng của mình, hãy đánh dấu vào ô đồng ý rằng thông tin bạn cung cấp là chính xác.
Tiếp theo, bạn cần chọn một trong hai phương thức thanh toán là qua tài khoản checking (ACH) hoặc thẻ ghi nợ/ thẻ tín dụng. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng phương pháp thứ hai vì nó sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Nếu bạn chọn phương án hai, chỉ cần nhập thông tin thanh toán của bạn như bình thường, nhưng lưu ý rằng, ở dòng cuối cùng, khi Pay.gov yêu cầu “Số tài khoản” nghĩa là họ đang yêu cầu bạn cung cấp số thẻ của mình.
Sau khi thực hiện những bước trên, chỉ cần chờ vài phút là thanh toán của bạn đã hoàn tất.
Xem thêm những mẫu thiết kế website cho spa thân thiện với các thiết bị di động.
Những câu hỏi thường gặp
DMCA miễn phí hay phải mất phí?
DMCA có cả hai hình thức miễn phí và mất phí dành cho bản FREE và bản PRO. Với dịch vụ DMCA miễn phí bạn vẫn có thể bảo vệ bản quyền của mình mà không cần phải đăng ký lên PRO, tuy nhiên nếu đủ chi phí bạn có thể đăng ký lên PRO để hưởng ưu đãi nhất định.
Làm sao để đăng ký và sử dụng dịch vụ FREE?
Vào trang chủ DMCA, sau đó chọn menu Protection Badges. Sau đó bạn sẽ được chuyển tới trang lưu trữ 100 biểu tượng của DMCA.COM kèm với code html để bạn chèn vào website. Bạn copy mã html đó và dán vào trang web của bạn và sau đó bạn nhấp chuột vào biểu tượng đó để đi tới trang có chứa chứng nhận bảo hộ của DMCA dành cho website của bạn.
Bản PRO so với bản FREE tốt hơn ở những điểm nào?
- Dịch vụ PRO hỗ trợ bạn quản lý trực tiếp các nội dung vi phạm, tự tiến hành yêu cầu trực tiếp đến trang web vi phạm hoặc nhà cung cấp của web vi phạm. Trong khi đó, với bản FREE bạn phải gửi yêu cầu và chờ được xem xét.
- Dịch vụ PRO hỗ trợ bạn kiểm tra không giới hạn các nội dung mà bạn nghi là bị lấy cắp, còn với dịch vụ FREE sẽ chỉ hỗ trợ bạn tìm 2 trang web vi phạm mà thôi.
- Bản PRO bảo vệ bạn tốt hơn so với bản FREE hầu như về mọi mặt nhưng với bản FREE thì vẫn đủ để đáp ứng yêu cầu của bạn. Đăng kí DMCA giúp bạn có lợi thế hơn khi xảy ra tranh chấp
Làm thế nào để báo cáo website ăn cắp nội dung từ trang web của bạn với DMCA?
Để thực hiện thao tác này bạn cần phải đăng nhập vào DMCA.COM và tiến hành chọn menu Managed Case. Sau đó chọn tiếp Add takedown case để tạo bản báo cáo. Sau khi gửi thông tin Takedown bạn sẽ được DMCA phản hồi và hỗ trợ.
Sẽ thế nào nếu website vi phạm cũng được bảo hộ bởi DMCA?
Vì trang web đó cũng được bảo hộ bởi DMCA nên việc liên hệ lại để xác minh sẽ càng đơn giản hơn. Đừng lo gì nếu bài viết thuộc bản quyền của bạn DMCA sẽ có những cách riêng để bảo hộ và xử lý giúp bạn.
Kết luận
Như vậy, DMCA thực sự là một công cụ vô cùng hữu ích giúp bảo vệ trang web của bạn trong các vấn đề bản quyền. Đây là điều quan trọng cho quá trình SEO web của bạn và giúp website của bạn lên Top Google hiệu quả hơn. Đăng ký sớm sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa vấn đề bản quyền trong quá trình vận hành website.
Những thông tin chia sẻ ở trên đã làm rõ DMCA là gì và vì sao cần phải đăng ký DMCA. Tmarketing mong rằng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.