Từ tháng 8/2018, Google đã tuyên bố rằng E-A-T là một trong những thuật toán lõi rộng với mục đích chính để đánh giá chất lượng các trang web và chúng đã được nhắc đến rất nhiều sau khi người ta thấy một loạt các website thuộc YMYL (Your Money or Your Life site) bị sụt giảm traffic và thứ hạng một cách nghiêm trọng.
EAT là gì? EAT tác động tới SEO ra sao? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu ngay sau đây nhé!
- EAT là gì? Tổng quan về thuật toán EAT
- Ảnh hưởng của EAT đối với trang E-commerce
- Các lĩnh vực YMNL điển hình
- Cách Google đánh giá EAT của website
- Cách cải thiện EAT cho SEO
- Kiểm toán thương hiệu của bạn
- Kiểm tra nội dung mà bạn đang có
- Xây dựng khung để tạo nội dung
- Thuê chuyên gia
- Bổ sung tên tác giả và tiểu sử cho nội dung biên tập
- Đầu tư vào thương hiệu cá nhân
- Chỉnh sửa nội dung và cắt giảm nội dung EAT thấp
- Quảng cáo Onsite
- Quảng bá Offsite
- Làm cho nó dễ dàng truy cập và tiêu hóa
- Những câu hỏi liên quan đến EAT
EAT là gì? Tổng quan về thuật toán EAT
EAT là gì?
EAT là từ viết tắt của:
- Expertise – Chuyên môn: liên quan đến những kỹ năng, kiến thức trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Người viết ra những nội dung phải là các chuyên gia có kiến thức sâu rộng về một chủ đề hoặc lĩnh vực nhất định. Google sẽ kiểm tra lại về vấn đề này và sẽ có sự khác nhau khi đánh giá các chủ đề.
- Authority- Thẩm quyền: những vấn đề liên quan đến danh tiếng, đặc biệt là những người có sức ảnh hưởng trong một lĩnh vực hoặc ngành nghề nào đó. Dựa vào các bài khuyến nghị, review từ các chuyên gia, bài báo, tài liệu tham khảo, các nguồn thông tin tin cậy sẽ được các cá nhân viết về website thì người ta sẽ biết được người dùng thực và các chuyên gia có suy nghĩ như thế nào về trang web ấy. Tuy nhiên, khái niệm thẩm quyền chỉ mang tính tương đối mà thôi.
- Trust – Độ tin cậy: chính là tính minh bạch, độ chính xác và hợp pháp của các website cũng như nội dung bên trong. Điều này được đánh giá dựa trên các cơ sở như: nội dung được tạo ra bởi ai, tiểu sử của người đó thể hiện trên trang web và bakcground của họ
Đây là 3 yếu tố mà Google sử dụng để đo lường mức độ tin cậy của một website hay một thương hiệu nào đó. Đồng thời, Google mong muốn cung cấp các website đang tin cậy để người dùng một trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng công cụ tìm kiếm.
Nếu bạn đang làm SEO và Content Marketing, bạn cần phải chú trọng đến EAT để đạt hiệu quả cao nhất.
EAT có phải là một yếu tố xếp hạng không?
Có thể thấy rằng, đây chỉ là một yếu tố mà con người nhận thức, chính vì thế mà máy tính đã không thể xếp hạng được khi chúng chỉ là các bit và btyle. Nhằm giải quyết thỏa đáng vấn đề trên, Google đã đưa ra cách giải quyết như sau:
- Tìm các kỹ sư để họ điều chỉnh thuật toán, từ đó giúp cải thiện kết quả tìm kiếm
- Gửi kết quả tới những người có thẩm quyền để họ đánh giá chất lượng trang web và cân nhắc lại hoặc feedback với Google.
- Từ những phản hồi đó, Google sẽ quyết định điều chỉnh về thuật toán được đề xuất tác động tích cực hoặc tiêu cực lên các kết quả tìm kiếm và thay đổi sẽ được thực hiện khi kết quả là tích cực.
Có thang điểm nào cho EAT không?
Câu trả lời là KHÔNG. Bởi Google không hề có bất cứ một thang điểm nào để tính EAT cho trang web cả. Và chính vì lý do đó, mà chúng ta có thể thoải mái trong việc nâng cao chuyên môn, thẩm quyền cũng như độ tin cậy của trang web trong mắt Người đánh giá chất lượng.
Ảnh hưởng của thuật toán EAT đối với SEO
Nếu như tên miền hoặc website của bạn thiếu chuyên môn; quyền hạn cũng như sự tin cậy, Google sẽ tìm một giải pháp để thay thế. Và EAT chính là cách để Google thực hiện điều đó.
Về mặt lý thuyết, nếu một website có chỉ số EAT cao sẽ có thứ hạng cao hơn so với website có chỉ số EAT thấp và bạn có thể nhìn nhận chỉ số EAT như một cách để đánh giá xếp hạng của Google. Mục đích chính của Google chính là mang tới cho người dùng những trải nghiệm tốt hơn. Đồng thời, Google cũng sẽ tăng thứ hạng của chúng trên kết quả tìm kiếm được hiển thị trả về cho người dùng.
Ở một số ngành, những yêu cầu liên quan đến nội dung và trải nghiệm của người dùng sẽ được chú trọng hơn bao giờ hết và Google sẽ sử dụng YMYL để phân loại các nhóm ngành và các truy vấn tìm kiếm liên quan cho chúng.
Việc sở hữu cho mình một website sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh, tăng doanh số. Tham khảo đơn vị thiết kế web tối ưu seo, chuyên nghiệp tại Tmarketing.
YMYL là gì?
YMYL là từ viết tắt của Your Money or Your Life, đây là những trang web kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ, cung cấp những thông tin có khả năng ảnh hưởng đến các vấn đề như: tài chính, sức khỏe, tinh thần hoặc sự an nguy của người dùng,…Đa số các trang liên quan đến y tế, pháp lý, tài chính…sẽ thuộc nhóm YMYL.
Mình sẽ lấy một ví dụ cho các bạn dễ hình dung hơn nhé, chẳng hạn những trang YMYL như Fortune.com hoặc Livestrong. com là những trang web liên quan đến vấn đề về tài chính và sức khỏe. Những trang này sẽ chịu ảnh hưởng của thuật toán Medic dành riêng cho những trang web về sức khỏe, thuốc, cho vay,…
Nếu trang YMYL của bạn có EAT cao, người dùng sẽ cảm thấy an tâm hơn khi đọc và họ sẽ tương tác và chia sẻ thông tin của trang và có thể làm theo hướng dẫn, lời khuyên của bạn. Và các trang này cần phải nhanh chóng bổ sung các thông tin liên quan như: giới thiệu tác giả (tên tuổi, học vị, bằng cấp, chứng chỉ, thông tin liên lạc,…) nhằm tạo lòng tin cho khán giả. Đối với các nội dung liên quan đến nấu ăn, dọn dẹp thì bạn không cần phải thực hiện bước bổ sung thông tin này.
Ảnh hưởng của EAT đối với trang E-commerce
Các trang thương mại điện tử (E-commerce) đều có thể áp dụng EAT, vì thế bạn hãy chú trọng đến FAQ (viết tắt của Frequently asked question – Những câu hỏi thường gặp) trong trang sản phẩm hay tách thành các trang riêng.
Trang E-commerce sẽ có EAT cao khi có các mô tả chi tiết về sản phẩm, hình ảnh, video, review….Lúc đó trang của bạn sẽ là nguồn cung cấp thông tin chính cho khách hàng.
Bên cạnh đó, các trang thương mại điện tử (E-commerce) của bạn cũng đang thu thập những thông tin thanh toán của khách hàng, về cơ bản sẽ liên quan đến lĩnh vực tài chính, chính vì thế mà thông tin và quy trình thanh toán của bạn cần đảm bảo độ tin cậy và chính xác.
Các lĩnh vực YMNL điển hình
Để trang web của bạn luôn có EAT ở mức cao nhất, lời khuyên của Google đưa ra cho các chủ sở hữu trang web trong Google Quality Rater Guidelines là:
- Các website về y tế: nên được viết hoặc kiểm duyệt bởi những người/ tổ chức y tế có chuyên môn phù hợp và đã được công nhận. Nội dung được truyền tải một cách đầy đủ, chuyên nghiệp, được chỉnh sửa, xem xét và cập nhật thường xuyên.
- Các trang báo tin tức: được tạo ra với tính chuyên nghiệp trong báo chí, đồng thời được trình bày phù hợp cho người đọc hiểu rõ về các tin tức, sự kiện.
- Các website khoa học: được tạo ra bởi những người / tổ chức có chuyên môn khoa học phù hợp, đồng thời có cơ sở kiến thức rõ ràng
- Trang chia sẻ về sở thích: có thể chụp ảnh, nấu ăn,…cũng đòi hỏi phải có những người có chuyên môn thực sự
- Các website tư vấn về tài chính, pháp luật, thuế: sử dụng các nguồn tin đáng tin, được cập nhật thường xuyên
Cách Google đánh giá EAT của website
Google sẽ xếp hạng EAT cao dựa trên những đặc điểm sau của các trang web:
- Độ uy tín cao – Ấn phẩm nổi tiếng
- Trải nghiệm người dùng tốt – Ấn phẩm giúp đáp ứng những nhu cầu họ cần
- Tham chiếu – về chính website
Trang High Quaility
Bạn đã bao giờ tự hỏi, tại sao Google lại nhiều lần sử dụng các trích dẫn từ nhiều nguồn, chẳng hạn như bài viết “The last Diplomat” từ tạp chí Phố Wall hay chưa?
Câu trả lời chính là tác giả của bài viết này là một người có độ uy tín cao, nội dung rõ ràng, sâu sắn và tờ báo đã xuất sắc giành được 40 giải thưởng Pulitzer
Đồng thời, Google cũng đã sử dụng các đoạn trích dẫn từ Snopes, mặc dù đây không phải là một tờ báo nhưng Google vẫn sử dụng vì “Người dùng có thể tin tưởng vào thồn tin trên trang này do uy tín tích cực của trang web và trình độ chuyên môn cao trong việc lật tẩy những tình tiết thuộc YMYL”
Trang Low Quality Page
Trái ngược với website có chất lượng cao thì những trang có chất lượng thấp này sẽ bị thiếu thẩm quyền, chuyên môn, độ tin cây
Thông tin tác giả
Để có thể xác định được tính chuyên mốn, thẩm quyền và dộ tin cậy đều được Google áp dụng cho các thương hiệu, website, doanh nghiệp và các tác giả. Nếu Google biết chủ đề của một bài viết nào đó đươc viết từ một tác giả thiếu chuyên môn về lĩnh vực đó, thì trang web đó sẽ bị giá thấp.
UI/UX
The Knot – một trang web không mang những nội dung truyền thống nhưng lại được Google đánh giá cao hơn vì chúng có nhiều hình ảnh, có thể tùy chọn xem theo kiểu dáng, giá thành,…
Xem thêm: Plugin wordpress là gì? Tổng hợp plugin cần thiết cho website.
Cách cải thiện EAT cho SEO
Kiểm toán thương hiệu của bạn
Bạn cần phải làm 4 công việc sau đây:
- Quan tâm đến cảm nhận của khách hàng về thương hiệu: bạn cần phải làm một khảo sát với khách hàng để biết được những trải nghiệm, điều họ thích – không thích về bạn
- Thông tin chi tiết và chính xác về doanh nghiệp của bạn: bạn nên kiểm tra lại trang web của doanh nghiệp xem bạn đã cho khách hàng biết về doanh nghiệp của mình một cách trung thực và rõ ràng hay chưa
- Liên lạc: bạn phải đảm bảo các thông tin liên lạc của bạn phải dễ dàng được nhìn thấy trên các thiết bị khác như máy tính, điện thoại,…Đồng thời bố sung các câu hỏi có nội dung FAQ để giải đáp những thắc mắc của khách hàng ngay lập tức.
- Mọi người đang bàn luận gì về bạn: họ có thể bàn luận về bạn trên các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram,…) và các website đánh giá dịch vụ, nếu bạn nhận được những phản hồi tiêu cực thì hãy coi đó là những góp ý và hoàn thiện, đảm bảo chúng không tái diễn nữa
Kiểm tra nội dung mà bạn đang có
Để kiểm tra được nội dung mà bạn đang có trên website, cần phải trả lời được 2 câu hỏi sau đây:
- Nội dụng nào cũ và không còn phù hợp với trình độ chuyên môn của tôi hiện tại hay không: lúc trước bạn có thể cần “số lượng hơn chất lượng”, tuy nhiên hiện tại những bài viết đó không còn phù hợp với trình độ chuyên môn của bạn nữa rồi
- Đặt nình vào vị trí khách hàng, liệu nội dung này có phù hợp với tôi hay không: nếu đáp án là “Không” thì điều bạn cần làm là xem xét và đưa ra quyết định: Một là sửa đổi cho nội dung trở nên phù hợp, Hai là xóa bỏ nội dung đó
Xây dựng khung để tạo nội dung
Bạn có thể là người trực tiếp tạo ra nội dung hoặc bạn có một đội ngũ riêng phụ trách nội dung, thì điều đầu tiên mà bạn cần phải làm chính là tuân theo một quy chuẩn nhất định, nhằm đảm bảo các nội dung được đăng tải lên trang web đáp ứng được EAT trong tương lai.
Bạn cần xây dựng một khung nội dung, cung cấp cho người dùng những thông tin đã được nghiên cứu và trình bày một cách kỹ lưỡng, chỉn chu và có các liên kết để dẫn chứng cho các thông tin được đề cập tới trong bài
Thuê chuyên gia
Thay vì bỏ thời gian để nghiên cứu và viết nội dung, bạn có thể thuê các chuyên gia về Content, SEO,…để hỗ trợ bạn tốt nhất. Họ có thể là một freelancer hoặc một công ty agency – những người đã có chuyên môn để cải thiện về nội dung, chất lượng và chỉ số EAT cho trang web của bạn.
Bổ sung tên tác giả và tiểu sử cho nội dung biên tập
Khi bạn bổ sung thông tin về người sẽ chịu trách nhiệm cho nội dung trên trang web sẽ giúp ích cho bạn trong việc đánh giá EAT. Điều này sẽ đặc biệt quan trọng hơn đối với các website YMYL bởi còn phải thể hiện tác giả là những người có chuyên môn, có thẩm quyền trong lĩnh vực liên quan đến nội dung của bài đăng.
Đầu tư vào thương hiệu cá nhân
Việc bạn cải thiện EAT và có điểm chất lượng trang web vượt trội hơn so với các trang web đối thủ trong cùng lĩnh vực thì việc có một thương hiệu cá nhân là điều hết sức cần thiết.
Đầu tư thương hiệu cá nhân giúp bạn phát triển danh tiếng trong ngành, bạn cũng có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
- Cập nhật hồ sơ trên mạng xã hội và tích cực tương tác với những người trong cộng đồng liên quan tới lĩnh vực chuyên môn
- Trở thành Influencer trên các nền tảng như YouTube, Facebook, TikTok, Twitter,…
Bạn hãy thường xuyên chia sẻ các câu chuyện xung quanh cuộc sống cá nhân, công việc để kết nối với những người đang theo dõi bạn
Chỉnh sửa nội dung và cắt giảm nội dung EAT thấp
Mặc dù những EAT thấp trên một URL sẽ không trực tiếp ảnh hưởng đến EAT của các URL khác nhưng về tổng thể, chúng có thể tác động tiêu cực đến uy tín chung của toàn bộ trang web.
Thông thường, các nội dung có EAT thấp và lưu lượng ít sẽ được xóa bỏ và nên quan tâm đặc biệt tới các nội dung có EAT cao và lưu lượng truy cập lớn.
Quảng cáo Onsite
Việc thúc đẩy chuyên môn sẽ xây dựng thẩm quyền và niềm tin của bạn trong lòng người dùng. Bạn có chuyên môn, lĩnh vực càng cao thì mọi người sẽ càng có niềm tin vào bạn, điều này tương tự như việc thúc đẩy mức độ chuyên môn, người dùng sẽ ngày càng tin tưởng vào trang web của bạn hơn.
Để làm được điều này, đầu tiên, bạn phải hoàn thiện trang Giới thiệu và trang thông tin đội ngũ của bạn. Với mỗi bài viết, hãy liên kết với hồ sơ tác giả, chuyên gia kiểm duyệt nội dung, biên tập viên,…Chúng sẽ giúp cho người đọc dễ dàng xác thực được ai là người cung cấp thông tin và vì sao người đọc phải tin tưởng họ.
Sau khi hoàn tất, bạn thêm liên kết nhằm “dẫn” người đọc đến những nội dung tốt nhất, trang quan trọng nhất mà bạn muốn thúc đẩy.
Quảng bá Offsite
Sau khi khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn có thể gửi email cho họ để hỏi xem liệu họ có vui lòng để lại đánh giá hay không? Có thể là đánh giá trên Google My Business, Facebook, Instagram,…
Thông thường, trước khi muốn tìm mua một sản phẩm/dịch vụ nào đó, khách hàng sẽ có xu hướng tìm hiểu qua các đánh giá để tham khảo. Dù chỉ một tỷ lệ đánh giá nhỏ cũng sẽ góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp bạn. Từ đó mang lại nhiều lợi ích cho cả chiến dịch Digital Marketing nói chung và cả SEO nói riêng.
Bạn có thể khuyến khích các chuyên gia của mình chia sẻ và phát biểu trên các nền tảng khác nhau, điều này sẽ giúp cho nhiều người biết đến và có nhận thức về thương hiệu của bạn.
Làm cho nó dễ dàng truy cập và tiêu hóa
Số lượng thiết bị di động và người dùng truy cập Google đã tăng lên một cách đáng kể, do đó, bạn hãy giúp những người dùng có trải nghiệm tốt nhất khi hoạt động trên trang web của mình.
Người dùng có thể vào trang web của bạn bằng những thiết bị khác nhau nhưng nội dung của bạn phải dễ đọc, dễ điều hướng và không bị phân tâm quá nhiều bởi các quảng cáo khác. Google không cấm website có quảng cáo, tuy nhiên, Google không đồng ý với các trang web có quảng cáo mang tính lừa dối người dùng, ví dụ như quảng cáo nhìn giống như các nút Tải xuống hoặc bắt chước các giao diện của các nền tảng khác.
Những câu hỏi liên quan đến EAT
Có thang điểm nào dành riêng cho EAT không?
Câu trả lời là KHÔNG.
Google không có bất cứ một thang điểm nào để tính EAT. Và Google sẽ đánh giá EAT và vai trò của Người đánh giá chất lượng website.
Chính vì thế mà bạn có thể thoải mái nâng cao chuyên môn, thẩm quyền và độ tin cậy của trang web trong mắt người dùng.
EAT có phải một yếu tố xếp hạng hay không?
EAT được viết tắt bởi 3 chữ cái đầu tiên của 3 tiêu chí: Expertise (Tính chuyên gia) – Authority (Tính thẩm quyền) – Trust (Độ uy tín)
Đó chính là các yếu tố để Google đánh giá chất lượng nội dung.
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bỏ qua EAT?
Mình có một ví dụ như sau:
5 triệu lượt truy cập chính là con số mà Prevention.com bị mất đi chỉ sau 1 đêm xuất hiện bản cập nhật thuật toán mới của Google
Và DrAxe.com cũng không ngoại lệ, khi họ bị mất khoảng 10 triệu lượt truy cập hằng tháng
Mặc dù không bị mất thứ hạng hay lưu lượng nhưng, họ bị mất doanh thu. Hai doanh nghiệp mình vừa nêu trên đây đều có một mô hình kinh doanh tương tự nhau,chủ yếu dựa trên quảng cáo, một bên thì bán khóa học còn một bên bán thực phẩm bổ sung. Cho dù họ có đang kinh doanh sản phẩm gì đi chăng nữa thì về sau khách hàng cũng sẽ ít mua sản phẩm của họ hơn.
Không chỉ riêng 2 doanh nghiệp này, chắc chắn có rất nhiều trường hợp cũng đang gặp tình trạng như vậy, chúng bị tấn công bởi bản cập nhật Medic. Việc cải thiện EAT là một trong những điều mà bạn cần phải thực hiện để đưa trang web trở về với trạng thái ban đầu.
Làm sao để có một nội dung chất lượng?
Bạn nên tự hỏi những câu hỏi như sau:
+ Nội dung đã được hoàn chỉnh chưa? Bố cục, câu chữ đã sắp xếp hợp lý chưa?
+ Nội dung này có đem lại cho người đọc giá trị gì hay không?
+ Tác giả có phải là chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn đang viết hay không?
+ Đảm bảo thông tin mà bạn đưa ra phải có tính xác thực đồng thời cập nhật tin tức một cách thường xuyên
+Dẫn link tới các trang web có thẩm quyền cao nhằm tăng độ uy tín, tính minh bạch cho người sử dụng
+ Tạo cho người đọc cơ hội tương tác, review, để lại ý kiến hoặc khuyến khích bình luận,…
+ v…vv…
Chúng ta có thể thấy rằng, EAT rất quan trọng đối với SEO. Và bạn phải chú ý hơn vì thuật toán Google thường xuyên thay đổi và phát triển theo thời gian, bạn phải cập nhật và điều chỉnh một cách kịp thời.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức liên quan đến EAT mà Tmarketing chúng mình muốn truyền tải đến cho các bạn. Nếu bạn thích nội dung này, hãy để lại comment ở phần bên dưới cho chúng mình biết nhé!
Chúc các bạn thành công!