Google Index là một thuật ngữ SEO vô cùng quen thuộc. Thế nhưng bạn đã thật sự hiểu rõ về thuật này chưa? Và làm thế nào để tối ưu nhất? Thông qua bài viết dưới đây, Tmarketing sẽ giúp bạn trả lời một cách chi tiết và nắm được vai trò của SEO tác động như thế nào đến quá trình Google Index nhé.
- Google Index là gì?
- Vai trò của Google index
- Cách kiểm tra xem bạn có được Google Index hay không
- 10 cách Index Google nhanh nhất
- Xóa mã Crawl Block trong tệp robots.txt
- Xóa thẻ Noindex giả
- Đưa trang vào Sitemap
- Xóa các Canonical Tag giả mạo
- Đảm bảo các trang không “mồ côi”
- Sửa các Internal Link Nofollow
- Thêm Internal Link “mạnh”
- Đảm bảo trang có giá trị và Unique (duy nhất)
- Xóa bớt các trang chất lượng thấp
- Xây dựng các Backlink chất lượng cao
- Những việc cần lưu ý về Google index
- Giải đáp các câu hỏi khi Google Index website
Google Index là gì?
Khái niệm Index
Index hay còn gọi là chỉ mục, là một mô hình bảng tra cứu được Database Search Engine sử dụng để tăng hiệu quả của việc truy xuất dữ liệu thông qua con trỏ. Nói đơn giản hơn, một chỉ mục là một con trỏ tới dữ liệu trong bảng. Index trong Database được hiểu như các chỉ mục trong mục lục của một cuốn sách.
Ví dụ: khi muốn tìm tất cả các trang nói về cùng 1 chủ đề trong 1 cuốn sách, điều đầu tiên chúng ta làm sẽ là xem mục lục của cuốn sách đó và tìm tất cả các chương, mục, chủ đề theo thứ tự và sau đó tham chiếu tới các trang nội dung cụ thể.
Index được xem như một tập hợp các thông tin, được sắp xếp theo một quy luật cụ thể nào đó, cũng có thể là theo bảng Alphabet (A-Z và 1-9),… với mục đích giúp chúng ta tìm thông tin một cách nhanh chóng hơn.
Tùy thuộc vào quy mô lớn hay nhỏ của lượng thông tin, mà quá trình Index có thể sẽ được chia theo các chuyên mục, chủ đề,… nhưng chúng vẫn có sự thống nhất về quy luật.
Google Index là gì?
Dựa theo khái niệm về Index đã được giải thích phía trên, Google index là việc tìm kiếm và phân tích thông tin của công cụ Google – một trong những thuật ngữ SEOer cần nắm.
Google index chính là quá trình Google Bots kiểm tra và đánh giá các website dựa trên nội dung mà người dùng Internet đang tìm kiếm. Sau khi quá trình này kết thúc, Google sẽ lưu lại kết quả và đánh giá thứ hạng của các website. Khi website của bạn có những thông tin được Google Bot quét qua và đánh giá với tần suất càng lớn, thì dữ liệu đó càng nắm chắc khả năng được Google phân loại và xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
Google Index còn được hiểu như một bước sàn lọc thông tin của Google, qua đó Google sẽ kiểm tra và đánh giá các thông tin, dữ liệu mà bạn đăng tải có thực sự hữu ích với người dùng hay không. Nếu Google không index trăng web của bạn, thì đồng nghĩa trang đó sẽ không xuất hiện trên Google.
Ví dụ: khi bạn thiết kế một chiếc áo, nhưng chẳng may khi không có cửa hàng, trung tâm (hay thậm chí là các trang bán quần áo trực tuyến) nào trưng bày chiếc áo của bạn, thì sẽ không một ai tìm thấy chiếc áo đó. Họ có thể còn chẳng biết đến sự tồn tại của chiếc áo mà bạn thiết kế. Google Index cũng hoạt động theo cơ chế tương tự vậy.
Vai trò của Google index
Google thực hiện index nhằm thu thập nội dung trên trang, lưu trữ và làm căn cứ xếp hạng trang. Đó là cơ sở cốt lõi để tiến hành làm SEO an toàn, hiệu quả. Khi các dữ liệu được chứng nhận đạt chuẩn thì quá trình làm SEO sẽ thuận lợi hơn.
Bên cạnh đó, công cụ tìm kiếm Google tiến hành index dữ liệu. Các thông tin của website mới được nó ghi nhận, đánh giá, xếp hạng và đưa đến người dùng. Đối với các trang bán hàng, tin tức, việc Google index nhanh chóng là rất cần thiết. Chậm đi một giây là bạn mất cơ hội tiếp xúc với vô số khách hàng, mất đi lượng traffic đáng kể.
Index trang web là một công việc quan trọng đối với bất kỳ website nào. Vì chỉ khi được các công cụ tìm kiếm index dữ liệu, các thông tin trên trang web mới được người dùng mạng tìm thấy trên công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, không phải bất cứ cập nhật nào tại website cũng được công cụ tìm kiếm index ngay, nhất là đối với các website mới. Có khi phải mất hàng tuần website mới được index nếu không sử dụng các công cụ hỗ trợ index khác.
Nếu điều này xảy ra đối với các trang tin, trang báo điện tử thì đây thực sự là một tổn thất to lớn đối với website và doanh nghiệp. Vì vậy, việc nắm được index là gì và phương pháp gia tăng tốc độ Index đối với website là điều mà bất cứ nhà đầu tư SEO nào cũng cần phải quan tâm.
Vì vậy, Google index ảnh hưởng rất lớn đến kết quả SEO và số lượng khách hàng
Cách kiểm tra xem bạn có được Google Index hay không
Đầu tiên, hãy truy cập Google, sau đó tìm kiếm trang Web của bạn bằng “site:” + “website bạn muốn tìm”.
Bây giờ, cần lưu ý rằng nếu bạn là người dùng Google Search Console. Bạn có thể sử dụng báo cáo Coverage để có cái nhìn chính xác hơn về trạng thái index của trang Web.
Chỉ cần truy cập:
Google Search Console > Index > Coverage
Nếu hai con số này có tổng số khác 0, thì Index Google ít nhất một số Site trên trang Web của bạn. Nếu không, thì bạn có một vấn đề nghiêm trọng vì không có trang nào của bạn được index cả nhé!
Bạn cũng có thể sử dụng Search Console để xem một trang cụ thể có được index Google hay không. Để làm điều đó, hãy dán URL vào công cụ Kiểm tra URL.
Nếu trang đó được Google index, nó sẽ nói “URL có trên Google” (URL is on Google).
Nếu trang chưa được index, sẽ có dòng chữ “URL is not on Google”.
10 cách Index Google nhanh nhất
Sau khi làm theo hướng dẫn trên. Giờ đây bạn đã biết rằng trang hoặc trang Web của mình chưa được Index Google, vậy phải làm sao?
Hãy thử cách Index Google nhanh nhất này:
- Đi tới Google Search Console
- Đi tới công cụ kiểm tra URL – URL Inspection Tool
- Dán URL bạn muốn Google index vào thanh tìm kiếm.
- Chờ Google Check URL
- Nhấp vào nút “Yêu cầu index” – Request indexing
Quá trình này luôn có hiệu quả khi bạn xuất bản một bài đăng hoặc trang mới. Là cách bạn khai báo với Google rằng bạn đã thêm một cái gì đó mới vào trang Web của mình và họ nên xem xét.
Tuy nhiên, yêu cầu Google index không có khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật ngăn Google index những trang cũ. Nếu bạn có vấn đề trong việc index. Hãy làm theo danh sách kiểm tra bên dưới để chẩn đoán và khắc phục sự cố.
- Xóa các Crawl Block trong tệp file robots.txt
- Xóa thẻ Noindex giả
- Đưa trang vào sitemap của bạn
- Xóa các thẻ Canonical giả
- Đảm bảo rằng trang không bị bỏ sót
- Sửa các Nofollow Internal Link
- Thêm Internal Link mạnh
- Đảm bảo trang có giá trị với người dùng và Unique
- Xóa những trang chất lượng thấp
- Xây dựng các Backlink chất lượng cao
Lưu ý: Ngày nay Google chủ yếu sử dụng phiên bản di động của nội dung để lập chỉ mục và xếp hạng, nắm vững kiến thức về Mobile-First Index sẽ giúp website của bạn tốt hơn rất nhiều.
Xóa mã Crawl Block trong tệp robots.txt
Google index không index toàn bộ trang Web của bạn? Đó có thể là do trong tệp robots.txt của bạn có chứa đoạn mã chặn Google gây nên.
Để kiểm tra, bạn hãy áp dụng cách Index Google nhanh nhất này: Truy cập yourdomain.com/robots.txt và tìm một trong hai đoạn mã sau:
- 1. User-agent: Googlebot2. Disallow: /
- 1. User-agent: *2. Disallow: /
Cả hai đoạn mã này đều báo Googlebot biết rằng chúng không được phép thu thập dữ liệu bất kỳ trang nào trên Web của bạn. Thế nên để khắc phục sự cố, bạn chỉ cần xóa chúng đi là xong, easy.
Hơn thế nữa, Crawl Block trong robots.txt cũng có thể là thủ phạm khiến Google không index những trang lẻ trên Web. Để kiểm tra thì bạn dán URL vào Công cụ URL Inspection Tool trong Google Search Console. Nhấp vào Coverage Block để hiển thị thêm chi tiết, sau đó tìm kiếm “Crawl Allowed? No: Blocked by robots.txt”.
Nếu có thì chắc rằng trang bị chặn trong robots.txt.
Trong trường hợp đó, hãy kiểm lại tệp robots.txt để xem có lệnh “Disallow” nào liên quan đến trang hoặc tiểu mục liên quan không nhé!
Xóa thẻ Noindex giả
Google sẽ không index trang nếu bạn đã yêu cầu Noindex. Cái này chỉ có ích khi bạn muốn giữ một số trang Web ở chế độ riêng tư.
Có hai cách để làm thực hiện tìm xóa thẻ Noindex như sau.
Phương pháp 1: Thẻ Meta
Những trang có một trong các thẻ Meta này trong phần <head> của chúng sẽ không được Google index:
Những trang có thẻ Meta này trong sẽ không được index
Phương pháp 2: X ‑ Robots-Tag
Công cụ kiểm tra URL trong Search Console sẽ cho chúng ta biết liệu Google có bị chặn thu thập thông tin trang do Header này hay không.
Bạn chỉ cần nhập URL, sau đó tìm kiếm “Indexing allowed? No: ‘noindex’ detected in ‘X‑Robots-Tag’ http header”
Bạn cũng có thể rà soát vấn đề này bằng Ahrefs. Cụ thể, hãy cào thông tin trong công cụ Ahrefs’ Site Audit. Sau đó sử dụng bộ lọc “Robots Information in HTTP header” trong Page Explorer:
Yêu cầu loại trừ trang bạn muốn index
Sau đó yêu cầu Team Developer loại trừ trang bạn muốn index bằng cách trả lại Header này.
Đưa trang vào Sitemap
Sitemap (sơ đồ trang Web) cho Google biết trang nào trên Website bạn là quan trọng và trang nào thì không. Nó cũng có thể cung cấp một số hướng dẫn về tần suất bao lâu thì nên cào thông tin 1 lần.
Sitemap cho Google biết trang nào trên Website là quan trọng và trang nào thì không.
Google có thể tìm thấy các Page Website bạn bất kể chúng có trong Sitemap hay không, nhưng bạn vẫn nên đưa chúng vào nhé!
Để xem một Page bất kỳ có trong Sitemap hay chưa thì chúng ta sử dụng công cụ kiểm tra URL trong Search Console. Nếu bạn thấy lỗi “URL không có trên Google” và “Sitemap: N/A”, thì “chắc kèo” là không có trong Sitemap hoặc đã được index Google.
Còn trong trường hợp bạn không sử dụng Search Console thì áp dụng cú pháp: yourdomain/sitemap.xml—và tìm kiếm trên Google.
Nếu có kết quả tương ứng trả về thì trang này đã được Google index, và ngược lại. Hoặc nếu bạn muốn tìm tất cả trang đã cào và index mà không có trong Sitemap. Thì lại dùng Ahrefs’ Site Audit, tới Page Explorer và áp dụng các bộ lọc sau:
Sẽ lọc được các trang nên Index Google nhưng chưa được thêm vào Sitemap, vì vậy hãy thêm chúng vào Sitemap nhé! Sau khi hoàn tất thì cho Google biết rằng bạn đã cập nhật Sitemap của mình bằng cách Ping URL này:
http://www.google.com/ping?sitemap=http://yourwebsite.com/sitemap_url.xml
Xóa các Canonical Tag giả mạo
Cách index Google nhanh nhất đó là xóa các Canonical Tag giả mạo. Canonical cho Google biết đâu là phiên bản tối ưu hơn của trang, trông giống như sau:
<link rel = “canonical” href = “/ page.html /”>
Hầu hết trang hoặc không có Canonical Tag hoặc sẽ có cái gọi là Canonical Tag tự tham chiếu – Cho Google biết rằng chính trang này là phiên bản duy nhất được ưa thích.
Nói cách khác, đây là trang bạn muốn được index Google.
Nhưng nếu trang của bạn có Canonical Tag giả mạo. Thì Google sẽ không biết về phiên bản ưu tiên ấy và chắc chắn, trang của bạn sẽ không được Google index.
Để Check Canonical, hãy sử dụng công cụ kiểm tra URL của Google. Bạn sẽ thấy cảnh báo “Trang thay thế có Canonical Tag” nếu Canonical trỏ đến một trang khác.
Để làm nhanh hơn trên Ahrefs, bạn có thể vào Ahrefs’ Site Audit để cào thông tin rồi đến Page Explorer, áp dụng các cài đặt sau:
Thao tác này giúp tìm kiếm các Page trong sitemap có các Canonical Tag không tự tham chiếu (Non-self-referencing canonical tags). Những kết quả trả về là những trang có thẻ Canonical không hợp lệ. Hoặc không nên có trong Sitemap của bạn ngay từ đầu.
Xem thêm: Cách tạo website bán hàng online nhanh chóng, chi tiết nhất.
Đảm bảo các trang không “mồ côi”
Các trang mồ côi là những trang không có Internal Link trỏ đến chúng. Vì Google phát hiện ra nội dung mới bằng cách thu giữ thông tin trên Web nên họ không thể khám phá trang mồ côi trong quá trình đó.
Khách truy cập trang Web cũng sẽ không thể tìm thấy chúng nếu bạn không dẫn dắt họ. Để kiểm tra trang mồ côi, tiếp tục thu thập dữ liệu Web bằng Ahrefs’ Site Audit. Tiếp theo, nhấp xem báo cáo Links để tìm lỗi “Orphan Page (has no incoming internal links)”:
Cách này hiển thị tất cả trang có thể index Google và hiển thị trong Sitemap nhưng không có Internal Link nào trỏ đến chúng cả.
Quá trình này chỉ hoạt động khi có hai điều sau:
- Tất cả trang bạn muốn Google index đều có trong Sitemap rồi
- Bạn đã cho phép sử dụng trang trong Sitemap của mình làm điểm bắt đầu để thu giữ thông tin khi thiết lập trong Ahrefs’s Site Audit.
Còn nếu bạn không chắc rằng tất cả trang bạn muốn được index đều đã có trong Sitemap thì thử 3 bước này, cũng đơn giản thôi:
- Tải xuống danh sách đầy đủ các trang trên Web thông qua CMS
- Thu thập thông tin trang trên Web của bạn (sử dụng công cụ Ahrefs’ Site Audit)
- Tham chiếu chéo hai danh sách URL trên.
Bất kỳ URL nào không được tìm thấy trong danh sách của Ahrefs đều là những trang mồ côi.
Bạn có thể sửa những trang mồ côi theo một trong hai cách:
- Nếu trang không quan trọng: xóa trang và xóa khỏi Sitemap.
- Nếu trang quan trọng: kết hợp nó vào cấu trúc Internal Link của Website.
Sửa các Internal Link Nofollow
Link Nofollow là những Link có thẻ rel = “nofollow”,ngăn chặn việc chuyển PageRank đến URL đích. Google cũng không thu thập thông tin các Link Nofollow.
Google đã nói rằng:
Về cơ bản, việc sử dụng Nofollow khiến bọn tui loại bỏ các liên kết mục tiêu khỏi biểu đồ tổng thể của Web. Tuy nhiên, những trang mục tiêu vẫn có thể xuất hiện trong chỉ mục của tụi tui nếu các trang Web khác liên kết đến chúng mà không sử dụng Nofollow hoặc nếu URL được gửi đến Google trong Sitemap.
Tóm lại, để dễ hiểu thì bạn cần đảm bảo rằng tất cả các Internal Link đến những trang có thể Index Google theo dõi. Để thực hiện việc này, hãy sử dụng công cụ Ahrefs’ Site Audit để thu thập dữ liệu trang Web rồi đi tới báo cáo Link để biết các trang có thể index có lỗi “Page has nofollow incoming internal links only” như hình dưới hay không
Thêm Internal Link “mạnh”
Google phát hiện ra nội dung mới bằng cách thu thập dữ liệu Website.
Nên nếu bạn sơ ý không Internal Link đến trang được đề cập thì họ có thể không tìm thấy trang được. Và giải pháp dễ nhất là thêm một số Internal Link vào trang bạn muốn Google Index.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn Google index trang nhanh nhất có thể, bạn nên đi link từ những trang “mạnh”, những trang quan trọng trên Web. Tại sao? Bởi vì khả năng cao là Google thu giữ thông tin trang này nhanh hơn so với trang ít quan trọng hơn.
Dựa vào Ahrefs Site Explorer. Bạn chỉ cần nhập tên miền sau đó truy cập báo cáo Best by links như ảnh dưới là xong.
Tất cả trang trên Web sẽ được hiển thị và sắp xếp theo Xếp hạng URL (UR). Nói cách khác, nó hiển thị các trang có thẩm quyền nhất từ trên xuống. Đọc lướt danh sách này và tìm trang có liên quan để thêm Internal Link vào trang được đề cập là được.
Đảm bảo trang có giá trị và Unique (duy nhất)
Google sẽ “chần chừ” không index Google các trang chất lượng thấp vì chúng không có giá trị gì đối với người dùng, theo như những gì John Mueller của Google nói về index vào năm 2018:
Anh ấy ngụ ý rằng nếu bạn muốn Google index trang hoặc trang Web của mình, trang Web đó cần phải “tuyệt vời và đầy cảm hứng”, tốt cho người dùng.
Nếu bạn đã loại trừ các vấn đề kỹ thuật do thiếu index mà vẫn không tìm ra nguyên nhân thì khả năng cao là do trang bạn thiếu giá trị. Vì lý do đó, bạn nên xem lại trang và tự hỏi bản thân: Trang này có giá trị thực sự không? Người dùng có tìm thấy giá trị trong trang này nếu họ nhấp vào nó từ kết quả tìm kiếm không?
Nếu câu trả lời là không cho một trong hai câu hỏi đó, thì bạn cần phải cải thiện nội dung của mình về khía cạnh cung cấp giá trị. Để tìm những trang có chất lượng thấp chưa được Google index, bạn có thể sử dụng công cụ Ahrefs Site Audit và URL Profiler bằng cách truy cập Page Explorer, áp dụng các cài đặt sau:
Kết quả sẽ trả về các trang Thin Content có thể index và hiện không nhận được Organic Traffic nào (đồng nghĩa với việc không được Google index)..
Xuất báo cáo, sau đó dán tất cả các URL vào URL Profiler và chạy kiểm tra Google Indexation như ảnh dưới.
Bạn nên sử dụng Proxy nếu bạn đang làm thao tác này cho nhiều trang (tức là hơn 100 trang). Nếu không thì có nguy cơ IP của bạn sẽ bị Google cấm. Hoặc không bạn có thể dùng thử “free Google indexation checker” – các trình lập chỉ mục miễn phí. Vài trong số những công cụ này dùng tốt, nhưng hầu hết chúng được giới hạn khoảng <25 trang cùng lúc.
Sau khi Check trang chưa được Google index vì chất lượng Content thì lên kế hoạch cải thiện Content nhé! Rồi yêu cầu index lại trong Google Search Console.
Bạn cũng nên cố gắng khắc phục sự cố với Duplicate Content. Google không có khả năng index Google trang trùng lặp hoặc gần trùng lặp nội dung. Để Check cái này thì bạn chỉ cần dùng báo cáo Duplicate Content trong Ahrefs Site Audit như ảnh sau.
Xóa bớt các trang chất lượng thấp
Có thể bạn chưa biết: Có quá nhiều trang chất lượng thấp trên trang Web sẽ làm lãng phí ngân sách và giảm tốc độ thu thập thông tin.
Google nói rằng:
Việc lãng phí tài nguyên máy chủ trên [trang có giá trị gia tăng thấp] sẽ làm tiêu hao hoạt động thu giữ thông tin từ trang thực sự có giá trị, điều này có thể gây ra sự chậm trễ đáng kể trong việc khám phá nội dung tuyệt vời trên trang Web.
Ví dụ: giáo viên trên lớp chấm bài bạn, thì tất nhiên chấm điểm 10 bài sẽ nhanh hơn chấm điểm cả trăm bài, đúng chứ? Google tuyên bố rằng “phần lớn các trang Web có ít hơn vài nghìn URL sẽ được thu thập thông tin một cách hiệu quả hơn.”
Tuy nhiên, xóa trang chất lượng thấp khỏi trang Web không phải hành động thừa mà còn có thể có tác động tích cực đến hiệu quả thu thông tin.
Xây dựng các Backlink chất lượng cao
Trong cách index Google nhanh nhất cần biết đó là Backlink. Các Backlink cho Google biết rằng một trang Web của bạn quan trọng hay không, có thẩm quyền hay không. Cơ bản, nếu ai đó đang liên kết với Web, thì Web này phải có một số giá trị. Và đấy chính xác là loại trang mà Google muốn index.
Để hoàn toàn minh bạch, Google không chỉ index các trang Web có Backlink. Có rất nhiều (hàng tỷ) trang được index không có Backlink.
Tuy nhiên, vì Google coi trang có liên kết chất lượng cao quan trọng hơn, nên chúng có khả năng thu thập thông tin — Và thu thập lại thông tin — Những trang như vậy nhanh hơn những trang không có. Tức là được Google index nhanh hơn.
Lưu ý: Lập chỉ mục ≠ xếp hạng
Việc trang hoặc trang Web của bạn được index trong Google không có nghĩa là xếp hạng hoặc giúp tăng Traffic tự nhiên ngay nhé.
Đây là hai thứ khác nhau. Lập chỉ mục có nghĩa là Google biết trang Web của bạn. Nó không có nghĩa là họ sẽ xếp hạng nó cho bất kỳ truy vấn phù hợp và đáng giá nào.
Thăng hạng là việc của SEO – là lúc SEO xuất hiện — nghệ thuật tối ưu hóa các trang Web của bạn để xếp hạng cho các truy vấn cụ thể.
Tóm lại, SEO bao gồm:
- Tìm kiếm những gì khách hàng của bạn đang tìm kiếm;
- Tạo nội dung xung quanh các chủ đề đó;
- Tối ưu hóa những trang đó cho các từ khóa mục tiêu của bạn;
- Xây dựng Backlink;
- Thường xuyên xuất bản lại nội dung để giữ cho nó luôn “xanh”.
- Các vấn đề kỹ thuật bên Web bạn cản trở Google index
- Site hoặc Web của bạn bị Google đánh giá là chất lượng thấp và vô giá trị đối với người dùng
- Cả hai lý do kể trên
Tuy nhiên, thực tế thì các vấn đề kỹ thuật phổ biến hơn nhiều. Các vấn đề kỹ thuật cũng có thể dẫn đến việc nội dung chất lượng thấp, và điều này không tốt chút nào.
Những việc cần lưu ý về Google index
Chú ý đến tốc độ load của website
Có thể bạn chưa biết, nhưng các con “bot” của Google có quá trình sinh hoạt gần giống với hành vi của người dùng Internet thông thường.
Để có thể quyết định xem liệu Website của bạn có đủ điều kiện Index hay không, hệ thống Google Index buộc phải xem qua nội dung của bạn trước. Nếu tốc độ load của website quá lâu, các “bot” sẽ “mất kiên nhẫn”, không chờ được và sẽ thoát khỏi trang khi chưa Index được nội dung nào, do nó chỉ dừng lại tại Website trong một khung thời gian nhất định.
Vì thế, tối ưu tốc độ load của Website chính là một trong những việc mà bạn nên cải thiện để giúp Google Index các bài viết nhanh hơn.
Xây dựng website có cấu trúc code chuẩn
Theo các chuyên gia SEO tại Mona SEO thì một trong những lý do hàng đầu, khiến website của bạn chưa được Index, có thể phát sinh từ phần mã code không chuẩn SEO của bạn.
Tốt nhất, hãy kiểm tra kỹ lưỡng xem liệu cấu trúc code của website bạn có chứa mã độc hay các thành phần “khả nghi” hay không. Nếu có, nên tiến hành khắc phục sớm nhất có thể.
Xây dựng nội dung mới, không trùng lặp
Độ fresh của nội dung là tiêu chí mà Google quan tâm hàng đầu. Nói cách khác, Google cực kỳ ghét những Website có nội dung trùng lặp. Bạn thậm chí có thể bị phạt nếu trang Web của bạn có quá nhiều nội dung trùng lặp, “xào đi nấu lại”. Vậy nên, để cải thiện tình trạng Index, hãy cung cấp cho Google những nội dung mang tiêu chí phù hợp và mới mẻ.
Tất nhiên, bấy nhiêu đó là chưa đủ. Tần suất nội dung cũng cần phải có một mức độ thường xuyên nhất định. Do đó mà bạn cần cập nhật các bài viết mới đều đặn mỗi ngày hoặc tối thiểu 3 bài viết/ tuần, tạo thói quen cho Google bots thường xuyên ghé thăm Website của bạn để đánh chỉ mục, tránh tình trạng giảm thứ hạng Website.
Khai báo XML Sitemap với Google
Sitemap.XML chính là bảng sơ đồ, giúp Google bots có thể truy cập và xem xét nội dung. Vậy nên, một trang web muốn “chuẩn không cần chỉnh” đều phải khai báo XML Sitemap với Google.
Thao tác cần thiết trong bước này, đó là sau khi hoàn thiện nội dung bài viết trên Website, bạn cần khai báo ngay cho Google biến. Hãy vào Google Webmaster Tool, submit link URL sau đó chờ đợi trong khoảng thời gian tầm 10-15 ngày để Google có thời gian xác nhận và kiểm tra trang của bạn qua file XML.
Tối ưu SEO onpage
Tối ưu SEO onpage là giải pháp cực hiệu quả, còn được xem là phương pháp SEO tổng thể website, giúp Google hiểu nội dung của bạn tốt hơn. Mà khi Google hiểu nhanh, tốc độ Google Index cũng vì thế mà nhanh hơn.
Có 2 vấn đề mà bạn cần lưu ý khi bắt tay vào tối ưu SEO onpage:
- Tối ưu hình ảnh:
Hãy lựa chọn hình ảnh chất lượng đẹp, kích thước đồng nhất. Đặc biệt là phải cung cấp Description ở phần thẻ Alt. Đáp ứng được những yêu cầu này, Google mới có thể hiểu được hình ảnh của bạn tốt hơn.
- Xây dựng Internal link:
Internal link, hiểu nôm na là link giữa các bài viết trong Website của bạn khá quan trọng để đạt được mục đích Google Index nhanh chóng. Không chỉ vậy, việc xây dựng Internal link còn giúp giảm bounce rate tới mức tối thiểu.
Mỗi khi xuất bản nội dung mới, hãy link các bài viết cũ và thường xuyên update các liên kết từ bài mới về các bài cũ, củng cố thứ hạng cho những nội dung cũ, đồng thời thúc đẩy bài viết mới lên Top tốt hơn. Điều quan trọng là Internal link phải tự nhiên và mang lại một giá trị nhất định cho người đọc, giúp họ hiểu sâu hơn về chủ đề mà họ có nhu cầu tìm hiểu.
Xây dựng hệ thống backlink dofollow chất lượng
Khi backlink của bạn sở hữu thuộc tính rel=”dofollow”, các bots của google sẽ nghĩ đó là 1 link an toàn. Nó sẽ trỏ vào đường dẫn đó và Index vào Google. Từ đó, Website sẽ được tính điểm + trong Pagerank của Google.
Tuy nhiên, điều này có lợi, nhưng cũng có mặt hại nhất định cho trang web của bạn.
- Ưu điểm:
Hệ thống backlink dofollow có ảnh hưởng trực tiếp đến PageRank của Website đó. Khi trang Web có càng nhiều liên kết từ các website chất lượng trỏ đến, mức độ quan trọng của Website sẽ càng lớn. Từ đó, cơ hội rank cao trong kết quả tìm kiếm của trang web cũng cao hơn.
- Hạn chế:
Trong trường hợp Website của bạn có backlink từ những trang web có nội dung xấu, mang tính tiêu cực và không được đánh giá cao, độ uy tín, PageRank,… của Website bạn sẽ sụt giảm, kéo theo hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng khác đến từ Link Spam.
Vậy nên, tốt nhất, hãy cẩn trọng và tham khảo kỹ lưỡng nội dung trang web trước khi cho người khác đặt textlink trên Website của bạn.
Xây dựng fanpage trên các mạng xã hội
Có một phương pháp được ứng dụng nhiều nhất, đó là xây dựng hệ thống Fanpage của website trên nền tảng các trang mạng xã hội. Rất đơn giản, khi càng có nhiều liên kết trỏ về trang của bạn, thì Google sẽ càng đánh giá cao, nhờ đó thứ hạng của Website cũng tăng đáng kể. Khi có 1 link từ các kênh truyền thông khác trỏ về Fanpage, Website, Blog (hướng dẫn tạo blog bằng WordPress),… thì sẽ đều có lợi cho SEO
Kiểm soát index thường xuyên
Trong quá trình khai báo Google để website được thiết lập chỉ mục, cần theo dõi các chỉ số index xuyên suốt quá trình diễn ra. Tần suất kiểm tra thông thường là 2 đến 4 tuần định kỳ. Chỉ số trang index là một chỉ số hàng đầu mà bạn cần quan tâm. Số lượng trang được index càng lớn chứng tỏ mức độ đầu tư về mặt nội dung càng chất lượng.
Ngoài ra, 4 chỉ số dưới đây cũng là những chỉ số quan trọng cần được theo dõi, phân tích:
- Số lần nhấp chuột: Đây chính là số lần nhấp chuột dẫn đến website từ trang hiển thị các kết quả tìm kiếm của Google.
- Số lần hiển thị: Đây là số lần mà 1 URL trên website được người dùng nhìn thấy ở trang hiện các kết quả tìm kiếm.
- Tỷ lệ nhấp chuột (viết tắt là CTR): Chỉ số này được tính bằng số lần nhấp chuột chia cho số lần hiển thị.
- Vị trí trung bình website của bạn được xếp hạng trên Google.
Sắp xếp link index theo từng nhóm từ khóa chủ đề
Link index có mang lại giá trị cho người dùng?
Câu trả lời là có. URL bài viết sau khi thông qua quá trình thu thập dữ liệu, đánh giá và lập chỉ mục của Google sẽ tiếp cận đến người dùng dễ dàng hơn, cung cấp một thông tin, nội dung nhất định. Khi link index tạo ra giá trị riêng cho cộng đồng người tra cứu trên Google, điều này sẽ vô cùng có lợi cho website của bạn.
Bởi vì, người dùng đã bước đầu biết đến thương hiệu website, sẽ tiếp tục ghé tới vào những lần tiếp theo và dành thời gian khám phá nội dung trên trang web của bạn nhiều hơn. Đây chính là những đánh giá tốt mà Google nhận được và sử dụng để xếp hạng website.
Giải đáp các câu hỏi khi Google Index website
Vì sao nên kiểm tra index của website?
Việc kiểm tra index của website sẽ giúp các seoer chuyên nghiệp đánh giá một cách chính xác và chi tiết nhất về tình trạng của website. Từ đó tạo nên sự phù hợp của website với google. Đây chính là giải pháp giúp hoàn thiện website của doanh nghiệp bạn một cách toàn diện nhất.
Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không tìm thấy kết quả của index thì cần xem xét lại chất lượng xây dựng website. Vậy chất lượng của website có vi phạm những thuật toán do google đặt ra hay không?
Trong trường hợp google vẫn index bài viết cho doanh nghiệp bạn. Tuy nhiên tốc độ lướt website lại chậm thì việc thu thập và tìm kiếm thông tin của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.
Việc kiểm tra index của website đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn nên tham khảo những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này để thực hiện index website một cách hiệu quả nhất.
Có một vài lưu ý nhỏ dành cho những seoer như. Nếu bạn muốn giữ bí mật cho một số thông tin nội dung chưa xuất bản thì bạn có thể đặt cấu hình trong robot.txt được đặt trực tiếp trong website.
Nhưng bạn cần nhớ một điều rằng khi đã cài đặt ngăn chặn các công cụ tìm kiếm tại website này. Thì những bài viết đó sẽ không được index. Đặc biệt trong trường hợp bạn đặt link ở đó thì cũng không có lợi ích gì khi xây dựng website.
Website sẽ ra sao nếu không được index google
Nếu website của bạn không được thực hiện check google index thì có nghĩa là trang website đó của bạn hoạt động không chất lượng. Website sẽ xảy ra tình trạng bị lỗi. Tức là website bạn đang xây dựng vi phạm những chính sách quy định mà google đặt ra.
Trong trường hợp nếu website đã được index nhưng tốc độ lướt của website lại rất chậm hoặc các hosting kém chất lượng. Từ đó sẽ làm giảm chất lượng và gián đoạn các quá trình thu thập giữ liệu thông tin trên website.
Với việc kiểm tra index của website bạn sẽ ngăn chặn được việc một số kẻ xấu thu thập nội dung thông tin. Để ngăn chặn tình trạng này bạn có thể sử dụng bằng cách cấu hình trong file robot.txt đặt trực tiếp trong website.
Nếu website của bạn có cài đặt cấm những tìm kiếm xấu bài viết hoặc các nội dung cấm sẽ không được kiểm tra index của website. Chính vì vậy, bạn cần đặt trực tiếp link tại khu vực đó thì sẽ không giúp ích được gì cho các seoer.
Những trang nội dung website nào càng có nhiều kết quả được hiển thị trên kết quả tìm kiếm hơn so với tổng số của nó. Điều này cũng có nghĩa là website đang được index rất tốt.
Tmarketing chúc bạn luôn thành công trên con đường thực chiến SEO. Nếu có bất kì thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với Tmarketing đơn vị chuyên thiết kế website hàng và cung cấp các giải pháp về website – hosting – VPS các giải pháp về Digital Marketing để giải đáp các thắc mắc nhé!