Nếu bạn muốn quảng cáo của mình tiếp cận được với khách hàng, buộc bạn phải nhắm rõ được nhóm khách hàng mà mình muốn hướng tới. Chúng ta có nhiều cách để tìm hiểu về khách hàng bằng nhiều công cụ, tuy nhiên, công cụ đem lại nhiều tiện ích, thuận lợi cho việc sử dụng nhất có thể kể đến Facebook Audience Insights.
Hướng dẫn Audience Insigths như thế nào? Mình sẽ hướng dẫn cho các bạn ngay sau đây nhé!
Audience Insights là gì?
Facebook Audience Insights là một công cụ miễn phí hỗ trợ bạn khai thác dữ liệu từ Facebook Big Data, tìm hiểu sâu hơn về số liệu, nhân khẩu học, hành vi sử dụng Facebook của một nhóm người nào đó.
Nhóm người nào đó ở đây là do bạn tạo và lọc ra. Đó chính là chân dung khách hàng mà bạn tưởng tượng ra, kết hợp với các công cụ tìm kiếm, nghiên cứu khác để điền vào.
Chẳng hạn: Nữ 21 – 25 tuổi, độc thân, đang sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, có sở thích về giày dép (Hoặc thích 1 trang fanpage nào đó có trong mục sở thích của Facebook đưa ra)
Bạn có thể sử dụng công cụ này để tìm hiểu thông tin về những người đã thích fanpage của bạn hoặc tìm hiểu khách hàng của đối thủ.
Mục đích chính của bạn qua hoạt động này chính là xác định chuẩn nhất về khách hàng tiềm năng:
- Quyết định chiến lược marketing của bạn trong thời gian sắp tới: dựa trên cách đối thủ đang tiến hành
- Hình dung được chân dung khách hàng mục tiêu rõ hơn
- Quyết định quan trọng trong việc tìm sở thích để nhắm vào mục tiêu quảng cáo trên Facebook
Chắc chắn bạn sẽ thắc mắc những thông tin mà Facebook Audience Insights lấy đâu ra? Tại sao Facebook lại có được nguồn dữ liệu khủng lồ như vậy? Câu trả lời chính là:
- Dữ liệu thông tin mà người dùng cung cấp cho Facebook: người dùng đăng ký Facebook hoặc trong quá trình sử dụng họ sẽ điền vào nội dung hỏi về: tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, tình trạng học vấn, công việc, thích fanpage nào,…
- Dữ liệu từ đối tác bên thứ ba: khi bạn mua hàng tại một trang web đối tác của Facebook, dữ liệu của bạn sẽ được ghi lại, ví dụ như hành vi mua sắm, thu nhập hộ gia đình,…
Dựa vào những khả năng tuyệt vời của Facebook Audience Insights, bạn sẽ có được chân dung khách hàng đúng nhất cũng như tìm thêm những người tương đồng với khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến
3 cách truy cập Audience Insights nhanh nhất
Cách 1: Truy cập Trình quản lý
Chọn mục Thông tin chi tiết về đối tượng
Cách 2: Gõ trực tiếp Audience Insights hoặc Thông tin chi tiết về đối tượng vào ô tìm kiếm trong giao diện tài khoản Business
Cách 3: Truy cập trực tiếp vào đường link
https://www.facebook.com/ads/audience-insights/
Thủ thuật thay đổi ngôn ngữ cho Audience Insights
Ngôn ngữ của Audience Insight tùy thuộc vào ngôn ngữ của tài khoản Business. Rất đơn giản thôi! Bạn chỉ cần thay đổi ngôn ngữ của tài khoản Business là xong.
Bước 1: Bạn vào Cài đặt doanh nghiệp ở trình quản lý doanh nghiệp
Bước 2: Bạn nhìn xuống dưới, góc bên phải màn hình chỗ ghi ngôn ngữ bạn đang dùng. Bạn ấn vào đó thay đổi ngôn ngữ là xong.
Tư duy cần có khi sử dụng Audience Insights
- Thứ nhất: Facebook Audience Insights chỉ là một công cụ giúp đỡ bạn trong việc tìm kiếm khách hàng. Công cụ này không thể tự tìm nguồn khách hàng cho bạn mà chính bạn phải là người đưa ra những từ khóa làm nền tảng trước, Audience Insights sẽ theo đó để đưa ra những gợi ý phù hợp
- Thứ hai: những từ khóa đề cập đến sở thích của khách hàng thường là: nơi họ hay tới, món ăn ưa thích, kiểu dáng quần áo yêu thích,…
Vì thế, bạn cần phải nghiên cứu những vấn đề này kỹ lưỡng trước khi áp dụng Audience Insights vào phân tích nhằm tránh bỏ sót bất cứ sở thích nào của khách hàng tiềm năng.
Xem thêm: Hướng dẫn cách cài đặt wordpress nhanh chóng
Cách sử dụng Audience Insights
Trước khi sử dụng được Audience Insights bạn cần phải có tài khoản Business và liên kết với trình quản lý doanh nghiệp của Facebook. Trong trình quản lý, công cụ Facebook Audience Insights sẽ nằm trong phần Facebook Ads Manager.
Chọn đối tượng
- Mở trình duyệt FA (Facebook Audience Insights): bạn có thể tham khảo một trong 3 cách trên
- Everyone on Facebook (Tất cả mọi người trên Facebook): học cách thu hút khách hàng mới đến từ người dùng Facebook nhiều nhất có thể
- People connected to your Page (Những người liên kết với trang của bạn): học cách tìm hiểu những khách hàng tiềm năng hiện có nhằm tạo nội dung thân thiện hơn cho họ
- Custom audience (Đối tượng tùy chỉnh): nếu bạn đã tạo đối tượng tùy chỉnh thì trong cửa sổ sẽ hiển thị thêm lựa chọn này.
Xây dựng target audience demographics
Trong Audience Insight, Target audience demorgraphics là bảng số liệu đối tượng khách hàng mục tiêu. Bạn cần xây dựng bảng số liệu này để có cái nhìn chính xác hơn về khách hàng mục tiêu.
Bạn vào Demographics, bạn có thể tùy chọn cho từng phần ở bộ lọc Create Audience để tạo số liệu nghiên cứu
- Đối tượng tùy chỉnh (Custom Audience): bạn có thể up lên cho Audience Insights phân tích hành vi người tiêu dùng, từ đó giúp bạn có ý tưởng quảng cáo những lần sau.
- Địa điểm (Location): nơi mà bạn muốn nghiên cứu khách hàng, có thể là một quốc gia, tỉnh thành phố. Ví dụ như: Hà Nội. TP.HCM, Huế, Đà Nẵng,…Nếu bạn đang kinh doanh online, hãy chọn quốc gia mà bạn có thể giao hàng tới. Đây là một trong những thông tin quan trọng, bạn đừng chọn bừa nhé.
- Tuổi (Age): Facebook Audience Insight chỉ cho phép bạn lựa chọn độ tuổi 18 tuổi trở lên
- Giới tính (Gender): nam hoặc nữ hoặc cả hai giới tính
- Sở thích (Interests): đây là mục quan trọng, bạn sẽ nhập trực tiếp từ khóa liên quan đến khách hàng mà bạn muốn nghiên cứu vào mục này.
- Nâng cao (Advanced): bao gồm hành vi của người tiêu dùng (behaviors); ngôn ngữ (language); tình trạng hôn nhân (Relationship Status) bao gồm: độc thân, đang trong mối quan hệ, đã đính hôn, đã kết hôn; học vấn (education); nghề nghiệp (work); phân khúc thị trường (market segments); tình trạng con cái (parents); sự kiện trong đời (life events)
Khám phá sở thích của đối tượng
- Chọn tab Page Likes
- Hãy nhìn vào phần Top Categories và Page Like
Khi bạn đã xác định được đối tượng mục tiêu trên Facebook, bây giờ chúng ta có thể tìm hiểu cụ thể những thứ họ thích bằng FAI (Facebook Audience Insights) qua 2 bước trên. Mình sẽ giải thích cụ thể hơn sau đây:
- Danh mục hằng đầu (Top Categories): thể hiện danh mục ngành của những trang mà lead của bạn đã thích. Bạn cần để ý đến top 10 trong danh sách này, nó thể hiện những gì mà khách hàng quan tâm nhất, từ đó đưa ra chiến lược tiếp thị phù hợp.
- Những trang mà đối tượng thích (Page Likes): nếu bạn muốn biết những trang Facebook có kết nối với đối tượng của mình hay vì sao đối đủ lại có lượt thích cao hơn thì câu trả lời chính là kiểm tra Page Likes. Bạn cần phải chú ý vào 2 phần là Relevance (xếp hạng hạng mức độ phù hợp của trang) và Affinity (mối quan hệ giữa đối tượng và trang). Chúng giúp bạn target đúng Fanpage để tìm được khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, bạn sẽ nghiên cứu thêm nhiều ý tưởng để sử dụng cho bài viết trên Facebook doanh nghiệp.
Vị trí và ngôn ngữ
Để xem được ngôn ngữ mà khách hàng mục tiêu sử dụng, chúng ta tiến hành theo cách sau:
- Chọn tab Locations trong Audience Insights
- Xem qua tất cả những tab nhỏ
Trên màn hình sẽ hiển thị cho bạn các thông tin như sau:
- Thành phố phổ biến (Top Cites)
- Đất nước phổ biến (Top countries)
- Ngôn ngữ phổ biến (Top Languages)
Nếu công ty của bạn kinh doanh online xuyên quốc gia thì những thông tin này giúp bạn xác định nơi bán và ngôn ngữ nào bạn cần chú ý đặc biệt.
Chẳng hạn: bạn kinh doanh mô hình BatMan ở Mỹ, bạn muốn tìm hiểu xem có người dùng nào muốn mua nhưng đến từ nước khác hay không?
- Vào Audience Insights
- Gõ chữ “Batman action figures” vào phần Interests
- Sau đó vào mục Top Countries để xem
Như hình bên dưới, ngoài US là nước đứng top với 45%, những nước khác cũng có phần trăm rất lớn, chẳng hạn như Philipines với 21%. Bạn có thể cân nhắc mở rộng kinh doanh tập trung hơn vào đất nước này.
Hoạt động và thiết bị
Hãy bắt đầu khám phá những hoạt động mọi người hay làm trên Facebook và loại thiết bị họ sử dụng bằng cách:
- Từ Audience Insights vào tab Activity
- Quan sát cửa sổ Frequency of Activities (Tần suất hoạt động) để xme mọi người tương tác với các trang Facebook
- Xem loại thiết bị trong phần Device Users
Chúng ta hãy xem 2 bảng dưới đây để thấy rõ sự khác biệt.
Ở hình đầu tiên, những người thích chủ đề về mô hình Batman có đến 72% dùng điện thoại Android.
Những người yêu thích các mô hình quán cà phê lại sử dụng Iphone nhiều hơn
Tạo quảng cáo cho đối tượng mục tiêu
Khi bạn đã tạo được mục tiêu với số lượng lớn hơn 1000 người, đây chính là lúc bạn cần chạy quảng cáo.
- Mở những đối tượng khách hàng đã lưu
- Nhấn nút Create Ad màu xanh bên góc phải màn hình và làm theo hướng dẫn của Facebook
Ad Manager sẽ gia tăng đối tượng dựa trên số liệu từ Facebook Audience Insigths và chúng cũng giúp bạn theo dõi hiệu suất của từng chiến dịch quảng cáo.
Cách xử lý lỗi liên quan Audience Insights
Hướng dẫn xử lý không thể target Fanpage
Trong quá trình tìm sở thích, interest để target khách hàng, bạn sẽ tìm được rất nhiều Fanpage có tương tác cực kỳ tốt nhưng bạn lại không thể Target được vào fanpage đó trong Audience Insights.
Giải pháp của mình không phải là giúp bạn target trực tiếp vào fanpage đó mà chúng ta sẽ đi tìm những fanpage tương tự qua Facebook Graph Search.
Graph Search là một công cụ tìm kiếm thông minh của Facebook để tìm kiếm các dữ liệu như bạn bè, hình ảnh, địa danh,…Để sử dụng công cụ này, bạn cần xác định được ID của fanpage trước.
Hãy truy cập vào đường link dưới và nhập địa chỉ URL trang bạn muốn target:
https://findmyfbid.in/
Sau khi lấy được mã ID, bạn thay nó vào phần Idpage như bên dưới:
https://www/facebook.com/pages/?similar=idpage
Thay ID page: https://www.facebook.com/pages/?similar=373002489409005
Bạn dùng đường link một trong 2 cách trên để truy cập, sẽ ra được kết quả. Dưới đây là kết quả trả về khi mình sử dụng link thứ 2:
Hướng dẫn xử lý khi mất chỉ số Affinity
Đây chắc hản là cơn ác mộng của không ít newbie, không chỉ mất một cột Affinity (mối quan hệ) mà thậm chí Facebook không thèm gợi ý các sở thích liên quan như trước nữa.
Tuy nhiên, vào ngày 22/07/2017, Facebook đã mở lại toàn bộ sở thích hành vi trong Audience Insights để bạn có thể target vào khách hàng như bình thường.
Affinity là chỉ số vô cùng quan trọng, chúng giúp ta biết được mức độ liên quan giữa những sở thích, dựa vào đó mà ta biết target chuẩn hay không.
Nếu trong quá trình sử dụng mà bạn bị mất cột Affinity thì phải làm gì?
- Sử dụng Emarky để tìm sở thích
Bước 1: Truy cập vào http://emarky.net/fb-keyword-tool/
Bước 2: Bạn kéo xuống tìm ô nhập keyword. Nhập từ khóa sở thích bạn muốn tìm, ví dụ từ mỹ phẩm
Bước 3: Bạn nhấn Search thì Emarky sẽ bắt đầu gợi ý cho bạn những sở thích theo từ khóa đã nhập. Bạn có thể dùng sở thích này để mang đi nghiên cứu hay target.
Nhược điểm của cách này:
Bạn chỉ có thể gợi ý sở thích dựa theo từ khóa đã nhập, có sở thích target được, có cái thì không được. Bạn buộc lòng phải kiểm chứng từng cái.
Sử dụng Laser Targeting
Phương pháp này các bạn đã gặp nhiều tuy nhiên không biết bạn có để ý hay không. Đó là bạn sẽ nhận trực tiếp từ khóa sở thích vào ô target. Mình nhập thử từ khóa mỹ phẩm ngoại nhập.
Sau khi mình nhập vào, Faecbook lập tức gợi ý ra rất nhiều từ khóa liên quan đến mỹ phẩm ngoại nhập có thể target được.
Trên đây là hai phương pháp dự phòng trong lúc này bạn có thể áp dụng tốt. Thời gian tới, mình sẽ tiếp tục tìm thêm những phương pháp hay hơn để hỗ trợ bạn.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức và kinh nghiệm mà Tmarketing muốn chia sẻ cho các bạn. Bạn càng hiểu về người dùng của mình – về sở thích của họ thì bạn lại càng dễ kiểm soát cái nhìn của họ đối với thương hiệu của mình.
Hãy cố gắng tận dụng công nghệ để tạo ra sức mạnh cho doanh nghiệp của mình nhé!
Chúc bạn thành công!