Keyword Cannibalization được xem là một hiện tượng không mong muốn trong giới SEOer. Đó là khi những bài viết trên trang web của bạn cùng được tối ưu và được Google xếp hạng cho một truy vấn giống nhau sẽ dẫn đến hiện tượng chúng “ăn thịt” lẫn nhau. Để tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này cũng như cách để khắc phục nó, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây.
Keyword Cannibalization là gì?
Keyword Cannibalization– từ khóa của bạn đang bị “ăn thịt”, có thể hiểu là hiện tượng từ khóa tự tranh chấp và triệt tiêu lẫn nhau. Điều này thường xảy ra khi bạn tối ưu hóa bải viết cho những cụm từ tìm kiếm tương tự nhau và chúng cùng được xếp hạng cho một truy vấn tìm kiếm trên Google.
Nó đồng nghĩa với việc bạn đang không cho Google thấy chiều rộng hoặc chiều sâu của kiến thức mà bạn đang yêu cầu Google cân nhắc các trang của bạn với nhau và chọn trang nào phù hợp nhất với từ khóa truy vấn.
Khi việc này xảy ra, nghĩa là bạn đang chia tách CTR, liên kết, nội dung, cả chuyển đổi giữa hai hoặc nhiều trang khi mà nên chỉ có một trang và dĩ nhiên là cũng sẽ không cải thiện được uy tín của trang web cho truy vấn đó.
Các trường hợp dễ dẫn đến Keyword Cannibalization:
- Kế hoạch SEO không rõ ràng, nghiên cứu từ khóa không khoa học dẫn đến từ khóa chung chung. Các từ khóa thương hiệu làm từ khóa chính, sử dụng ở nhiều page thay vì xây dựng Landing page cũng dẫn đến trường hợp này.
- Hoặc nhiều bài viết trên web có cùng một chủ đề và từ khóa chính. Các Spammer thường áp dụng tình trạng này để tăng cường hiệu quả ranking. Tuy nhiên cách làm này lại tạo nên các Keyword Cannibalization ăn thịt lẫn nhau gây hại cho web.
- Bài viết không chuyên sâu, không có bài viết dài mà chia thành quá nhiều bài nhỏ có từ khóa tương tự nhau.
Các loại Keyword Cannibalization thường gặp
Keyword Cannibalization rất rộng và được phân ra nhiều loại, nhưng xét về cơ bản thì được phân thành 2 loại chính:
- Loại thứ nhất, từ hai trang landing page trở lên trên website đang có cạnh tranh cho các từ khóa giống nhau. Trường hợp này có 2 loại, một là cả 2 cùng có thứ hạng cao ở trên thanh tìm kiếm của Google, còn trường hợp 2 xấu hơn là một trang ở thứ hạng cao,một trang ở thứ hạng thấp không tìm thấy được.
- Loại thứ hai, hai hoặc nhiều trang trên website cạnh tranh xếp hạng khác nhau ở các thời điểm khác nhau. Loại này phổ biến hơn vì cụ thể là các trang landing page rất thường xuyên thay đổi xếp hạng cho một nhóm từ khóa không xác định
Keyword Cannibalization gây ảnh hưởng gì cho SEO?
Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay, Keyword Cannibalization sẽ gây hại gì cho SEO.
Khi các bài viết trên website cùng đề cập đến chung một chủ đề, khi đó sẽ kéo theo tình trạng các từ khóa tranh chấp che lấn lẫn nhau, làm cho Google bối rối không nhận diện được và không biết nên tổ chức sắp xếp đặt bài viết nào ở vị trí cao hơn, ưu tiên liên quan và phù hợp hơn khi người dùng truy tìm có một từ khoá hay chủ đề để tìm kiếm thông tin. Kết quả xấu nhất xảy ra cuối cùng sẽ là 2 bài viết đều bị đánh rớt thứ hạng thay vì cả 2 cùng nằm ở top đầu.
Trường hợp ăn thịt này vẫn xảy ra thường xuyên kể cả khi bạn đã tối ưu bài viết có những từ khóa tương tự nhau dù là không giống nhau hoàn toàn.
Ví dụ như cả 2 bài viết đều xoay quanh một vấn đề cụ thể nhưng khi tiến hành khai thác ở 2 mặt 2 nơi khác nhau vẫn khiến cho Google khó xác định nên ưu tiên bài viết nào ở vị trí cao hơn.
Hậu quả nghiêm trọng mà vấn đề này đem đến đó chính là sẽ làm mất đi lượng truy cập của trang website bạn. Mặt khác, “ ăn thịt từ khóa” còn khiến việc truy vấn sai trang và thứ hạng SERP. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của những người làm SEO. Một số tác động của “ ăn thịt từ khóa” phải kể đến như:
Giảm thẩm quyền của trang
Đây là tác hại nghiêm trọng nhất. Cụ thể là làm giảm đi độ uy tín của trang vì tách bài viết thành nhiều bài con liên quan đến nhau. Từ đó, trang của bạn sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn về số lần truy cập trang và các bảng xếp hạng trên SERP.
Xem thêm: Cơ sở dữ liệu là gì? Vài trò và tầm quan trọng
Tình trạng pha loãng các link juice và anchor text
Keyword Cannibalization sẽ khiến cho các backlink của bạn bị phân tách giữa hai hoặc rất nhiều trang khác nhau từ đó làm loãng Link và Anchor Text do có nhiều trang cùng chủ đề với nhau. Đồng thời, anchor text cũng như các internal links của bạn cũng dẫn khách hàng truy cập vào các trang khác nhau thay vì một trang có thẩm quyền.
Giảm giá trị nộị dung liên quan
Đây cũng là một trong những tác động to lớn của việc “ ăn thịt từ khóa”. Các từ khóa bị trùng lặp sẽ khiến Google khó khăn trong việc nhận diện và sắp xếp các trang khiến nội dung của bạn bị hiểu sai vì Google không biết bạn đang muốn Rank trang nào gây nên nhiễu thông tin và vô ích.
Tiêu tốn ngân sách và Google sẽ nhận được báo hiệu là trang chất lượng kém
Có thể nói, việc có nhiều trang dành cho một từ khóa có thể khiến cho việc thu thập các thông tin sẽ khó khăn hơn. Bên cạnh đó, việc nhiều trang có cùng một từ khóa có thể báo hiệu cho Google rằng nội dung của bạn không khớp với từ khóa.
Khả năng chuyển đổi bị ảnh hưởng
Keyword Cannibalization cực kỳ ảnh hưởng tới kết quả của mục tiêu của bạn. Mặc dù Website của bạn có trang được chuyển đổi tốt nhưng bị Keyword Cannibalization sẽ có thể dẫn khách hàng truy cập các trang khác không liên quan nhưng lại có thứ hạng cao hơn.
Làm thế nào để nhận biết từ khóa có ăn thịt lẫn nhau?
Để có thể dễ dàng quản lí cũng như mong muốn kiểm tra xem website của mình đã bị Keyword Cannibalization hay chưa thì bạn có thể tham khảo cách như sau:
Khá đơn giản và dễ dàng, bạn chỉ cần truy cập vào Google, sau đó thực hiện tìm kiếm theo cú pháp site:domain.com + từ khóa mà bạn nghi ngờ là sẽ cho ra nhiều kết quả tương tự nhau trên SERPs.
Hoặc bằng một cách khác, bạn cũng có thể kiểm tra chúng bằng công cụ Ahrefs như sau:
- Dán link website của bạn vào Site Explore;
- Chuyến đến báo cáo Organic Keywords;
- Xuất từ khóa sang CSV;
- Mở CSV trong Excel > Lựa chọn cách sắp xếp từ khóa từ A > Z;
- Lọc qua tệp theo cách thủ công, đánh dấu tất cả từ khóa trùng lặp trên trang của bạn
Sau đó, bạn có thể lập danh sách các từ khóa bị trùng lặp đó và lên phương hướng để giải quyết chúng.
Ví dụ để nhận biết Keyword Cannibaliztion:
Nếu doanh nghiệp bạn kinh doanh về lĩnh vực dịch vụ chăm sóc mèo và có tên trang web, “CatCare.Com” và bạn muốn tìm kiếm từ khóa ăn thịt người để làm thức ăn cho mèo, bạn sẽ tìm kiếm CatCare.Com, thức ăn cho mèo và các biến thể tương tự.
Bạn sẽ nhận được một danh sách các kết quả, nhưng họ có phải là những người bạn muốn? Bạn quan sát xem các bài đăng trên blog thức ăn cho mèo mà bạn đã viết một- hai năm trước bằng cách nào đó xếp hạng cao hơn bài đăng gần đây nhất và quan trọng hơn của bạn? Nếu vậy, đây sẽ là một trường hợp hoàn hảo về ăn thịt người từ khóa.
Bạn hãy thử thực hiện các cách trên để kiểm tra xem trang web của doanh nghiệp mình có bị dính Keyword Cannibalization hay không nhé!
Cách khắc phục tình trạng Keyword Cannibalization
Để có thể tránh “lọt hố” Keyword Cannibalization trên trang web của bạn, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
- Cấu trúc lại nội dung bài viết
- Theo dõi và phân tích hiệu quả các từ khóa
- Đánh giá các Keyword Cannibalization và lựa chọn hướng đi phù hợp
- Thực hiện hợp nhất, xoá hoặc chuyển hướng
Trong đó, bước 1 và bước 2 sẽ giúp bạn kiểm tra và đưa ra quyết định nên giữ hay xoá bài viết nào. Bước 3 và bước 4 sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng bài viết và hiệu quả các từ khóa.
Cấu trúc lại nội dung bài viết
Đây được xem là một trong những giải pháp đơn giản nhất. Bằng cách này, tiêu đề bài viết, các heading và các yếu tố gây nhầm lẫn khác sẽ được thay đổi, tinh chỉnh lại thành nội dung khác chuyên sâu hơn.
Một số nội dung với từ khóa giống nhau nhưng khai thác trên nhiều khía cạnh đa dạng có thể được gộp chung với nhau để tránh sự trùng lặp giữa các page và các bài viết. Khi đó bài viết cũng đồng thời vừa có chiều sâu lại vừa có chất lượng hơn 2 bài viết ban đầu.
Trong trường hợp hai bài viết giống nhau phần lớn về nội dung chỉ khác một số ngữ nghĩa thì cách tốt nhất để tránh trùng lặp là xóa 1 trong 2 bài.
Theo dõi và phân tích hiệu quả các từ khóa
Với cách này, bạn có thể sử dụng Google Search Console => Performance => Filter => Query. Tại Query gõ từ khóa bạn muốn vào. Sau đó, bạn liền có thể theo dõi và phân tích được hiệu quả của những từ khóa giống nhau.
Kết quả cũng sẽ hiển thị cho bạn trang có lượt traffic cao hơn khi chúng có cùng một từ khóa. Bạn có thể xem xét và cân nhắc chỉnh sửa lại nội dung cho bài viết trên trang web của mình. Page filter cũng có thể giúp bạn sàng lọc những URL giống nhau và dễ dàng kiểm tra từng post riêng lẻ. Sau đó dễ dàng sửa các xung đột từ khóa ăn thịt lẫn nhau.
Đánh giá các Keyword Cannibalization và lựa chọn hướng đi phù hợp
Không phải trong trường hợp nào bạn cũng thay đổi Keyword Cannibalization hoặc xóa bài viết đi. Bạn phải phân tích từng trường hợp để cân nhắc sự lựa chọn của mình.
- Trường hợp cả 2 trang chữa từ khóa giống nhau đều có thứ hạng cao trên SERPS. Hiện tượng này sẽ giúp Website tăng chỉ số CTR và tăng Traffic nhanh. Bạn làm mới tiêu đề, thay đổi Meta Description mà thôi.
- Trường hợp 2 từ khóa giống nhau chưa xác định được tỉ lệ nhấp chuột trang nào cao hơn thì nên dùng Google Search Console để kiểm tra. Tùy theo tỉ lệ nhấp chuột và thứ hạng mà bạn có thể lựa chọn giữ lại 1 trong 2 hoặc thay đổi nội dung bài viết.
- Trường hợp cả 2 trang đều kẹt lại ở vị trí thứ hạng 2 và 3 thì cách tốt nhất là bạn phải xóa 1 trang. Hoặc thay đổi 1 trang với từ khóa khác.
Thực hiện hợp nhất, xoá hoặc chuyển hướng
- Hợp nhất hay chuyển hướng 301: Nếu hai bài viết đều thu hút cùng một đối tượng và cùng đề cập đến một câu chuyện, bạn nên kết hợp chúng. Viết lại hai bài viết thành một bài viết hay hơn và ý nghĩa hơn.
- Cải thiện liên kết nội bộ: Bạn có thể giúp Google tìm ra bài viết nào là quan trọng nhất, bằng cách thiết lập cấu trúc liên kết nội bộ hợp lý. Bạn nên liên kết từ những bài viết ít quan trọng hơn, đến những bài viết quan trọng nhất đối với bạn. Bằng cách đó, Google có thể tìm ra (bằng cách theo các liên kết) những liên kết nào bạn muốn bật lên cao nhất trong các công cụ tìm kiếm.
- Thêm thẻ canonical: Thẻ canonical dùng để xác mình chỉ có 1 link duy nhất về chủ đề nào đó. Nếu có 2 Link cùng nói về 1 chủ đề, thì bạn nên truy cập vào Yoas Seo, tìm đến thẻ Canonical và gắn link bạn cần SEO vào link mà bạn không muốn ưu tiên.
Kết luận
Như vây, Keyword cannibalization cũng ảnh hưởng khá nhiều đến những Website đang phát triển. Website càng lớn, nội dung càng nhiều, đồng nghĩa với nguy cơ phải đối mặt với hiện tượng triệt tiêu từ khóa lẫn nhau càng cao. Qua bài viết trên, Tmarketing hy vọng bạn đã có được nhiều kiến thức thật hữu ích để biết cách giải quyết nếu lỡ trang web của mình có dính phải hiện tượng “ăn thịt” từ khóa này.