Ngân sách mà doanh nghiệp giành cho quảng cáo bằng nền tảng Zalo luôn là một con số lớn, chắc chắn rằng các nhà quảng cáo đã từng nhiều lần phải “long não” để có thể tìm ra cách tối ưu chiến dịch quảng cáo và ngân sách một cách hiệu quả nhất. Trong bài viết này, Tmarketing sẽ chia sẽ kinh nghiệm quảng cáo zalo cho các nhà quảng cáo và các nhà đầu tư cách để tối ưu quảng cáo Zalo Ads hiệu quả và tiết kiệm ngân sách nhất.
Kinh nghiệm xử lý quảng cáo zalo không cắn tiền
Nguyên nhân quảng cáo Zalo không cắn tiền
Hiện nay có rất nhiều người mới gia nhập chưa có kinh nghiệm tạo nên quảng cáo Zalo thường sẽ gặp phải tình trạng đặt ngân sách 1.000.000 VNĐ, nhưng khi mới chạy được 100.000 VNĐ thì quảng cáo không được phân phối thêm nữa.
Chúng tôi gọi đây là tình trạng quảng cáo Zalo không cắn tiền. Những nguyên nhân chính như sau:
1. CTR (Click-through rate) quá thấp
Đặc điểm nhận dạng: Quảng cáo thường được phân phối bình thường trong thời gian đầu, nhưng khi chưa kịp hết ngân sách thì đã ngừng phân phối.
Khác với Facebook (thường tính tiền theo lượt hiển thị), Zalo Ads sẽ tính tiền theo lượt CTR (số lượt nhấp).
Nói cách khác, nếu mọi người nhìn thấy quảng cáo nhưng bỏ qua, Zalo sẽ phải “cho không” bạn một lượt hiển thị.
Nếu như lượt CTR quá thấp:
- Mẫu quảng cáo của bạn sẽ không phù hợp đối với người dùng, và dù cho có tiếp tục phân phối thì người dùng cũng không click vào.
- Zalo không thu được lợi nhuận gì từ chiến dịch của bạn.
- Họ sẽ ngưng phân phối quảng cáo, đồng nghĩa không cắn tiền của bạn nữa.
Xem thêm: Thiết kế website dịch vụ tại Tmarketing với giao diện chuyên nghiệp, đầy đủ các tính năng ở đa dạng lĩnh vực.
2. Đặt ngân sách quảng cáo cao hơn số tiền hiện có trong tài khoản
Nếu bạn nạp 2.000.000 VNĐ vào tài khoản quảng cáo, setup chiến dịch A với 3000 click và giá thầu là 800đ/click, thì ngân sách quảng cáo cho chiến dịch A này sẽ là 2.400.000 VNĐ.
Ngân sách chiến dịch A lớn số tiền hiện có chính vì vậy tài khoản của bạn sẽ bị liệt vào danh sách “không an toàn” cho nên Zalo sẽ hạn chế phân phối quảng cáo cho doanh nghiệp hay cửa hàng của bạn.
3. Đặt giá thầu thấp hơn đối thủ
Đặc điểm nhận dạng: Thường thì quảng cáo sẽ không cắn tiền hoặc phân phối rất ít ngay sau khi setup. Về cơ bản, khi chạy Zalo Ads, bạn đang cạnh tranh với đối thủ cùng ngành để giành lấy vị trí hiển thị trên tài khoản người dùng.
Nhiều bạn nghĩ ràng chỉ cần đặt giá thầu tối thiểu là đủ. Tuy nhiên, nếu bạn đặt giá thầu thấp hơn đối thủ, quảng cáo sẽ không được ưu tiên vậy nên Zalo sẽ hiển thị rất ít quảng cáo.
Cách giải quyết vấn đề
1. Hãy điều chỉnh lại giá thầu
Nếu như nguyên nhân rơi vào trường hợp đặt giá thầu quá thấp, bạn đơn giản chỉ cần tăng giá thầu sao cho phù hợp là được.
Tất nhiên, trong một vài trường hợp nếu như nội dung hay chủ đề thực sự phù hợp với người dùng thì quảng cáo vẫn được phân phối bình thường dù cho dù bid rất thấp.
2. Tạo chiến dịch quảng cáo khác
Nếu Zalo không cắn tiền vì nội dung của bạn không phù hợp, thì theo kinh nghiệm cá nhân của mình, bạn nên setup chiến dịch quảng cáo Zalo mới, thay vì chỉ điều chỉnh lại nội dung trên nền chiến dịch cũ.
Vậy bạn đã biết làm thế nào để biết được đâu là một nội dung không phù hợp chưa? Đơn giản thôi bạn chỉ cần dựa vào CTR là được. (Mình sẽ giải thích chi tiết ở phần tiếp theo.
Xem thêm: Cơ sở dữ liệu là gì? Tổng quan về cơ sở dữ liệu database
3. Điều chỉnh ngân sách quảng cáo
Như đã đề cập ở trên, khi setup số lượt click, bạn cần phải tính toán xem ngân sách chiến dịch có lớn hơn số tiền hiện có trong tài khoản hay không.
Nếu có, thì hãy đảm bảo chỉ chênh lệch tối đa 20%.
Cách đo lường đánh giá chiến dịch quảng cáo zalo hiệu quả
Để đánh giá chiến dịch quảng cáo Zalo có được tối ưu đúng cách hay không, bạn chỉ cần dựa vào cột chỉ số CTR trong tài khoản quảng cáo.
CTR (Click-through rate) = Số lượt hiển thị quảng cáo/ số lượt nhấp.
Như ví dụ ở hình bên trên, sau khi quảng cáo được hiển thị 426.222 lần, nhận được 3.074 lượt nhấp, bạn tính được CTR trung bình là 0.72%.
Vậy thì CTR trung bình trong quảng cáo Zalo bao nhiêu là tốt?
- CTR trong khoảng 0.7 – 0.9%: Quảng cáo đang hoạt động ổn định.
- CTR từ 1% trở lên: Quảng cáo hoạt động rất tốt, nội dung đặc biệt phù hợp với user.
- CTR thấp hơn 0.7%: Quảng cáo có nguy cơ bị hạn chế hiển thị hoặc thậm chí ngưng phân phối.
Kinh nghiệm chạy quảng cáo zalo ngành mỹ phẩm và dược phẩm
Mỹ phẩm hay dược phẩm thường là những ngành thuộc nhóm sản phẩm bị hạn chế phân phối trên Zalo bởi lẽ đây là những mặt hàng nhạy cảm và yêu cầu chất lượng cao cho người dùng, cho nên quảng cáo thường rất dễ vi phạm chính sách.
Vậy nên bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Quảng cáo của Zalo 100% đều là do người thật xét duyệt.
- Cần phải chuẩn bị giấy phép kinh doanh, giấy phép phân phối hàng hóa, giấy phép đại lý tại Việt Nam hay giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm,…
- Giấy phép của nước ngoài vẫn không hợp lệ, giấy phép của bạn cần phải được chứng nhận tại Việt Nam.
- Không được sử dụng hình ảnh hở hang, so sánh trước sau và cam kết hiệu quả cho người dùng.
- Nếu chiến dịch bị từ chối vì vi phạm chính sách, bạn nên tạo camp mới thay vì chỉnh sửa trên camp cũ.
Kinh nghiệm tối ưu quảng cáo zalo Ads
Dưới đây là một số kinh nghiệm chạy quảng cáo Zalo hiệu quả mà bạn có thể cân nhắc áp dụng
1. Cấu trúc một bài quảng cáo Zalo chuẩn
Đây là cấu trúc một bài quảng cáo tiêu chuẩn và đang được áp dụng tại Tmarketing
- Tiêu đề: cần phải gây chú ý, và kích thích sự thích thú của người đọc.
- Đoạn dưới tiêu đề: hãy xác định vấn đề và nỗi đau của khách hàng.
- Giải pháp: sản phẩm của bạn có giải quyết nỗi đau của khách hàng hay không và đang giải quyết bằng cách nào?
- Lý do để tin giải pháp: trình bày lý do khách hàng nên tin bạn.
- Kêu gọi hành động: bạn muốn khách hàng làm gì tiếp theo.
2. Test nhiều nhóm quảng cáo
Tương tự như Facebook Ads, để tối ưu được quảng cáo trên Zalo, bạn cần ưu tiên xác định xem đâu là nội dung phù hợp nhất với nhóm đối tượng đã chọn.
Cụ thể, bạn nên setup 2 đến 3 lần bài viết quảng cáo target cùng nhóm đối tượng, cho quảng cáo chạy thử 2 đến 3 ngày.
Tiếp tục phân phối bài quảng cáo nếu có CTR đạt tiêu chuẩn, và hãy tắt bài quảng cáo khi không hiệu quả.
3. Target đối tượng không quá thu hẹp
Đối với Zalo, nếu bạn target đối tượng quá chi tiết, đồng nghĩa với việc nhóm đối tượng thỏa điều kiện target của bạn sẽ bị thu hẹp lại đáng kể, dẫn đến 2 trường hợp sẽ xảy ra:
- CTR thấp;
- Giá quảng cáo bị đẩy lên rất cao cho mỗi lượt click.
Ngoài ra, phần target giới tính, hành vi hay sở thích của Zalo vẫn chưa được chính xác như Facebook và sẽ làm giảm hiệu quả quảng cáo.
4. Tối ưu nội dung và hình ảnh quảng cáo
Phần lớn khách hàng của Tmarketing đều có ít nhất một bài quảng cáo “ruột”, và mỗi lần set camp đều nổ đơn đều đặn.
Trong Zalo Ads, nội dung thực sự là trung tâm, đối với một bài quảng cáo hấp dẫn bạn có thể giảm giá thầu đến mức tối thiểu, nhưng vẫn có thể đảm bảo rằng quảng cáo được phân phối đều đặn.
Như đã đề cập ở phần trên, mình khuyên bạn nên kiểm tra nhiều nhóm quảng cáo trong mỗi chiến dịch để có thể xác định bài quảng cáo “ruột” của mình.
5. Cá nhân hóa thông điệp cho từng nhóm đối tượng
Với mỗi nhóm đối tượng sẽ có nhu cầu, sở thích, và hành vi khác nhau.
Thay vì target chung chung như nữ, nhóm tuổi từ 18 – 50, bạn nên chia ra làm 2 nhóm:
- Nhóm A: Nữ tuổi từ 18 – 30.
- Nhóm B: Nữ tuổi từ 31 – 50.
Đồng thời cá nhân hóa quảng cáo cho từng nhóm. Ví dụ:
- Chọn những mẫu váy cá tính, trẻ trung để làm banner quảng cáo cho nhóm A.
- Chọn những mẫu váy sang trọng, quý phái để làm banner quảng cáo cho nhóm B.
Qua bài viết này Tmarketing đã tổng hợp lại tất cả kinh nghiệm để tạo nên một quảng cáo trên nền tảng Zalo mới nhất, chúng mình mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn đã hiểu rõ hơn về Zalo Ads và hỗ trợ cho bạn hơn về cuộc sống.