Trong marketing nhu việc nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là yếu tố quan trọng. Và market research được cho là phương pháp giúp cho doanh nghiệp tìm hiểu và nắm bắt được điều mà khách hàng đang cần. Vậy market research là gì? Quy trình làm market research Cùng Tmarketing tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.
Market Research là gì?
Market research hay còn được hiểu là quá trình mà doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường. Đây được xem là giai đoạn cực kì quan trọng đối với bất cứ một công ty, doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện trước khi bắt đầu thực hiện chiến dịch marketing cho sản phẩm/dịch vụ.
Nghiên cứu thị trường đòi hỏi phải trải qua một quá trình dài nhằm thu thập và phân tích, diễn giải đầy đủ các thông tin của một thị trường, sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Market research có vai trò chính là đánh giá và xác định việc thay đổi các yếu tố trong marketing mix bao gồm: sản phẩm, giá cả, vị trí và quảng bá, những yếu tố này có ảnh hưởng gì đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng hay không.
Kế bên đó, Marketing Research còn có vai trò nghiên cứu những đặc điểm, thói quen, nhu cầu, vị trí của thị trường mục tiêu hoặc của đối thủ cạnh tranh để xác định được sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình có đang phù hợp với thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến không.
Tại sao cần làm Market Research?
Nghiên cứu thị trường cho phép doanh nghiệp tiếp xúc với khách hàng mục tiêu của mình ở nơi sản phẩm đang được phân phối. Các marketer trong doanh nghiệp cần phải nắm rõ và thay đổi theo xu hướng của thị trường.
Bằng cách hiểu các vấn đề, sự khó khăn và những mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm/dịch vụ của mình một cách khéo léo nhằm đáp ứng nhu cầu của họ một cách tự nhiên.
Vì vậy market research sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được các thông tin và trả lời được những câu hỏi hỏi quan trọng đối với khách hàng như:
- Sở thích, nhu cầu và sự quan tâm của người tiêu dùng hiện nay cụ thể như thế nào?
- Sản phẩm doanh nghiệp mới ra mắt được thị trường đón nhận ra sao?
- Giá cả bán sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh có thấp hơn với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp không?
- Những sản phẩm nào có thể thay thế cho các mặt hàng mà doanh nghiệp đang phân phối?
Dựa trên market research doanh nghiệp có thể tự đưa ra những chiến lược thay đổi, điều chỉnh hoặc phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Qua đó sẽ cải thiện tình hình kinh doanh giúp cho doanh nghiệp phát triển hơn.
Khác biệt giữa Market Research với Marketing Research
Market Research | Marketing Research | |
---|---|---|
Vấn đề quan tâm | Market research chú ý vào nghiên cứu thị trường và tiềm năng của thị trường, Thông qua kết quả nghiên cứu thị trường để hiểu rõ tính khả thi về khả năng tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. | Marketing research bên cạnh việc xác định tiềm năng của thị trường còn đào sâu phân tích vào các vấn đề như khách hàng, đối thủ, quảng bá thương hiệu, v.v. Có thể nói công việc của marketing research bao gồm cả công việc của market research. |
Tính ứng dụng | Market research sẽ tập trung vào việc làm thế nào để giảm thiểu rủi ro và đưa ra định hướng kinh doanh phù hợp. | Marketing research chủ yếu được ứng dụng nhằm xác định tính chất thị trường, phân tích thời gian, doanh thu, kênh truyền thông, và các chương trình marketing dành riêng cho từng sản phẩm, dịch vụ. |
Hoạt động nghiên cứu | Market research là việc thực hiện thu thập, phân tích dữ liệu, nhận định, diễn giải, ứng dụng những thông tin đã thu thập được vào các hoạt động liên quan đến sản phẩm/dịch vụ. | Marketing research lại tập trung chủ yếu vào tìm hiểu, nghiên cứu sở thích, nhu cầu, hành vi của khách hàng mục tiêu, nhận định nắm bắt insight của khách hàng. |
Các loại Market Research
Primary Research
Nghiên cứu sơ cấp Primary Research sẽ tốn kém và mất thời gian hơn. Nhưng loại nghiên cứu này mang lại được nhiều thông tin mà doanh nghiệp của bạn đang cần. Có thể điểm qua các công cụ nghiên cứu chính phổ biến như:
- Khảo sát khách hàng: Các cuộc khảo sát có thể triển khai qua điện thoại, lấy ý kiến trực tiếp, trên giấy , v.v. Danh sách các câu hỏi dùng cho cuộc khảo sát được tạo để khai thác triệt để các thông tin mà doanh nghiệp cần để cho bạn cái nhìn sâu sắc nhất về cách khách hàng cảm nhận sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu và trải nghiệm doanh nghiệp cung cấp. Nó có thể rộng hoặc cụ thể tùy theo mục đích của bạn.
- Phỏng vấn sâu: Phương pháp này cần thực hiện qua điện thoại hoặc lấy ý kiến trực tiếp, các cuộc phỏng vấn chuyên sâu giúp cho doanh nghiệp có cơ hội đặt nhiều câu hỏi thăm dò hơn.
- Tập trung vào nhóm cụ thể: Nhóm cụ thể được tổ chức nhóm có từ 6-8 người cùng có chung các đặc điểm nhất định. Họ sẽ tham gia đưa ra ý kiến về một chủ đề được xác định trước do doanh nghiệp chuẩn bị từ trước. Đây được đánh giá là một phương pháp đắt tiền nhưng lại đem lại hiệu quả cao, giúp doanh nghiệp có những cái nhìn tổng quan thông qua nhận xét từ phía khách hàng. Qua đó doanh nghiệp triển khai để nâng cấp quy mô lớn hơn, cải tiến tính năng sản phẩm hoặc phát triển các sản phẩm mới.
- Quan sát: Phương pháp này yêu cầu liên quan đến việc xem hoặc quay video cách người tiêu dùng tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ theo cách tự nhiên. Tuy là một phương pháp tốn thời gian, nhưng nó đem lại các ưu điểm là cung cấp các nghiên cứu không thiên vị. Giải thích cho điều này là do người tiêu dùng không phải chịu bất kỳ áp lực nào và sẽ đánh giá thẳng thắn, tự nhiên.
Secondary Research
Secondary Research hay được gọi là “nghiên cứu tại bàn”, nghiên cứu thị trường thứ cấp được phổ biến và sử dụng rộng rãi bởi nó dễ dàng thu thập những hiểu biết sâu rộng về xu hướng thị trường. Điều này cũng là điều mà doanh nghiệp cần để dự đoán và phân tích tình hình cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp mình.
Các nguồn nghiên cứu thứ cấp phổ biến nhất là:
- Những báo cáo và nghiên cứu của chính phủ
- Tạp chí, báo của ngành thương mại hoặc ngành cụ thể
- Truyền hình và đài phát thanh
- Bài báo học thuật và tài nguyên giáo dục
- Bài báo trực tuyến và nghiên cứu điển hình
Các bước tiến hành Market Research
Bước 1: Xác định Buyer Persona
Để có thể xác định được chân dung khách mua hàng của bạn thì trước tiên bạn phải hiểu họ là ai.
Việc xác định Buyer Persona sẽ giúp các doanh nghiệp hình dung được các khách hàng của mình, sắp xếp các thông tin một cách hợp lý và thông báo các chiến lược marketing một cách hiệu quả.
Các đặc điểm chính mà bạn cần quan tâm để đưa vào tính cách của người mua của mình như: Độ tuổi, giới tính, chức danh, thu nhập,…
Bước 2: Chọn ra tập khách hàng mẫu
Tập khách hàng mẫu là những cá thể trong tập hợp được chọn ra để tham gia vào quá trình nghiên cứu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ lấy ngẫu nhiên một mẫu nghiên cứu hoặc theo quy định cụ thể, sao cho mẫu phù hợp với đề tài nghiên cứu ban đầu.
Trong quá trình thực hiện chọn mẫu, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và lựa chọn những phương án khả thi với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
2 phương pháp phổ biến để chọn ra tập khách hàng mẫu như:
- Phương pháp chọn mẫu phi xác suất: Trong đps cá thể của tập hợp được chọn cụ thể. Yêu cầu các cá thể không có xác suất được chọn giống nhau. Phương pháp này được áp dụng tùy vào mục đích thu thập thông tin của người nghiên cứu như nơi cư trú, độ tuổi, giới tính.
- Phương pháp chọn mẫu xác suất: Doanh nghiệp nghiên cứu sẽ đưa ra những đối tượng tham gia nghiên cứu ngẫu nhiên. Mỗi cá thể trong một tập hợp quần thể đều có được cơ hội được chọn lựa ngang nhau và không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của bất kỳ ai.
Bước 3: Chuẩn bị câu hỏi nghiên cứu
Để có thể khai thác nguồn thông tin một cách triệt để và không mất nhiều thời gian thì doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các câu hỏi nghiên cứu phù hợp.
Bạn cần tạo một hướng dẫn thảo luận mới cho cho toàn bộ nhóm tập trung, cuộc khảo sát trực tuyến hay một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Để đảm bảo hãy soạn trước tất cả các câu hỏi quan trọng thật đầy đủ và sử dụng tiết kiệm thời gian của mình.
Bước 4: Xác định và nghiên cứu đối thủ
Thống kê các đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp. Lưu ý liệt kê các đối thủ cạnh tranh không phải lúc nào cũng đơn giản như Công ty A so với Công ty B.
Đôi khi, trong một bộ phận của công ty có thể cạnh tranh với sản phẩm hoặc dịch vụ chính của doanh nghiệp bạn, tuy rằng thương hiệu của công ty đó có thể phải cố gắng nhiều hơn nữa mới có thể thành công ở lĩnh vực khác.
Để xác định và nghiên cứu đối thủ, doanh nghiệp cần:
- Xác định các đối thủ cạnh tranh trong ngành: Để xác định đối thủ cạnh tranh thì bạn cần tìm những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ giống với sản phẩm/dịch vụ của bạn Hãy xác định ngành hoặc lĩnh vực bạn đang theo đuổi bắt đầu ở cấp độ cao, sử dụng các thuật ngữ trong ngành.
- Xác định đối thủ cạnh tranh về nội dung: Công cụ tìm kiếm là đồng minh tốt nhất của doanh nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường thứ cấp này. Để tìm các thông tin trực tuyến mà doanh nghiệp cạnh tranh, hãy sử dụng thuật ngữ trong ngành bao quát mà bạn đã xác định ở phần trên và đưa ra một số thuật ngữ ngành cụ thể hơn mà doanh nghiệp xác định.
Bước 5: Thu thập và làm sạch dữ liệu
Khi thu thập dữ liệu doanh nghiệp cần xác định các công cụ nghiên cứu thích hợp để tìm kiếm và xác định dữ liệu nhanh và chính xác. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các kỹ thuật định lượng, định tính hay quan sát để có thể thu thập dữ liệu.
Sau quá trình thu thập dữ liệu, nhóm nghiên cứu cần phải thực hiện đánh giá và lọc lại dữ liệu thô vừa thu thập được.
Đây là bước quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp đỡ mất thời gian, nhân lực và tiền bạc, để phân tích những dữ liệu không có giá trị nhân lực và tiền bạc.
Bước 6: Đánh giá và làm báo cáo
Thông qua các dữ liệu mà nhóm đã thu thập được, người nghiên cứu tiến hành đánh giá và lập báo cáo nghiên cứu thị trường.
Nội dung báo cáo cần phải giải quyết được các thông tin đã thu thập được, và đưa ra những
đề xuất và giải pháp phát triển cho các hoạt động mà doanh nghiệp sẽ triển khai trong tương lai.
Báo cáo nghiên cứu thị trường không chỉ cần sử dụng trong giai đoạn trước khi đưa ra chiến lược kinh doanh mà còn sử dụng trong các bản tham chiếu, nhận xét kết quả cuối cùng của các hoạt động mà doanh nghiệp đã triển khai.
Với bài viết trên đây, Tmarketing hy vọng bạn đọc nắm được tổng quan những thông tin hữu ích nhất về market research. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé thăm website của Tmarketing để nhận thêm các bài viết về marketing khác nhé!