Trong thị trường kinh tế hiện tại, tính cạnh tranh và sức mạnh của doanh nghiệp thường được đánh giá dựa vào thị phần của doanh nghiệp đó. Vậy Market share là gì? Tầm quan trọng và cách đo lường thị phần như thế nào để lên kế hoạch Marketing được hiệu quả? Cùng Tmarketing tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Market share là gì?
Market share được hiểu là thị phần – một khái niệm quan trọng trong marketing và quản trị chiến lược hiện đại. Thị phần (market share) là tỉ lệ phần trăm thị trường doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được hay thực chất là sự phân chia thị trường của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh trên cùng một lĩnh vực bất kỳ tại cùng một thời điểm.
Thương hiệu dẫn đầu thường chiếm thị phần lớn nhất. Do vậy, thị phần là một trong những tiêu chí đầu tiên đánh giá mức độ thành công của doanh nghiệp. Cho dù thị phần không phải là tiêu chí duy nhất để xác định vị trí thống lĩnh thị trường thì giữa thị phần và sức mạnh thị trường có quan hệ mật thiết với nhau, tức là thị phần càng lớn thì sức mạnh thị trường cũng càng lớn.
Thị phần của doanh nghiệp sẽ là phần trăm tổng doanh thu hoặc có liên quan đến ngành hay thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động và được sử dụng để hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi ích của việc dẫn đầu về thị phần không chỉ nằm ở doanh số cao mà doanh nghiệp còn chiếm ưu thế về kênh phân phối mua dự trữ nhiều hơn, tỉ lệ chiết khấu cho bán lẻ thấp hơn, do đó gia tăng lợi nhuận thu về.
TÀI LIỆU MARKETING CĂN BẢN CHO NGƯỜI MỚI CẦN NẮM
Ý nghĩa của Market share đối với doanh nghiệp
Market share chính là thước đo giá trị, giúp cho doanh nghiệp biết được mức độ yêu thích của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu của mình so với các thương hiệu khác trong cùng một nhóm ngành hàng.
Sự tăng giảm của Market share được các nhà đầu tư, các nhà phân tích và chính những nhà điều hành doanh nghiệp phân tích, theo dõi một cách cặn kẽ. Bởi, thị phần cho thấy được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp khác; mức độ cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc, cùng loại sản phẩm dịch vụ.
Market share tăng, tức là doanh nghiệp đang đi lên, đồng nghĩa với lợi nhuận sẽ tăng lên và ngược lại. Vì thế, thị phần được trực quan hoá sẽ giúp cho các nhà điều hành dễ dàng hơn trong việc xác định vị thế của doanh nghiệp, từ đó có các chiến lược mở rộng, tăng doanh thu.
Market share còn cho phép doanh nghiệp đo lường sức cạnh tranh của mình trên thị trường và so sánh với đối thủ cạnh tranh. Việc có thị phần lớn hơn, có thể cho thấy rằng doanh nghiệp đó đang có tỉ lệ cạnh tranh tốt trên thị trường. Ngoài ra, nếu thị phần kinh doanh của doanh nghiệp giảm, có thể giúp họ cân nhắc phát triển sản phẩm mới, tăng chất lượng sản phẩm hay tìm cách giảm giá để thu hút khách hàng.
Xem thêm: Cách kiểm tra tốc độ website bằng google
Market share có vai trò như thế nào?
Thị phần có sự tăng giảm thường được những nhà đầu tư, nhà phân tích tiến hành theo dõi tỉ mỉ. Bởi thị phần này có thể giúp cho các công ty thấy được khả năng cạnh tranh những sản phẩm, dịch vụ của mình đối với các đơn vị khác.
Market share giúp doanh nghiệp định hướng được chiến lược cạnh tranh của mình. Cho phép doanh nghiệp của bạn biết được điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ của mình so với đối thủ và tìm cách cải thiện, khắc phục.
Nếu nhận thấy cơ hội tăng lên thì có nghĩa là công ty, doanh nghiệp có thị phần được duy trì ổn định cũng sẽ có mức doanh thu tăng theo cơ hội thị trường. Theo đó, với một doanh nghiệp có thị phần tăng thì mức độ doanh thu cũng sẽ tăng so với các đối thủ ở thời điểm đó.
Market share tăng thì có thể giúp doanh nghiệp có được quy mô lớn hơn so với những hoạt động kinh doanh mà mình đang sẵn có và có thể tăng khả năng sinh lợi nhuận. Theo đó, các doanh nghiệp này có thể mở rộng số thị phần thông qua việc quảng cáo, giảm giá hay giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới. Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể gia tăng thị phần bằng việc thu hút những đối tượng mục tiêu.
Xem thêm: Dịch vụ thiết kế website Tmarketing với giao diện chuyên nghiệp, đầy đủ các tính năng ở đa dạng lĩnh vực.
Ví dụ về Market share
Để bạn có thể hiểu hơn về Market share, TinoHost sẽ lấy một số ví dụ cụ thể.
Như bạn có thể thấy trong ảnh, đây là Market share của các mạng xã hội trên toàn thế giới, tức là Market share so với thị trường.
Facebook với Market share lên đến 71.68% cho thấy vị trí của Facebook là số một thế giới. Nếu đem so sánh với vị trí thứ 2 là Twitter chỉ chiếm 8.37% Market share.
Giả xử nếu Twitter muốn xoắn ngôi và chiếm vị trí đầu bảng của Facebook, họ sẽ phải xây dựng một chiến lược siêu khổng lồ để lấy được lòng tin, tạo ra nhu cầu cho hơn một nửa dân số thế giới!
Giờ chúng ta sẽ so sánh Market share tương đối giữa hai ông lớn này, ta sẽ sử dụng công thức tính Market share tương đối thay vì sử dụng sản phẩm bán ra, ta sẽ sử dụng % người dùng:
71.68 / 8.37 = 8.56391875747. Sử dụng bản so sánh tại bài viết Thị phần là gì? cách xác định thị phần tương đối.
Bạn sẽ thấy Facebook đang chiếm ưu thế rất lớn lên đến hơn 8 lần so với Twitter.
Để so sánh của bạn với đối thủ, bạn cũng có thể làm cách tương tự. Tuy có thể nói rằng Market share là một chỉ số rất quan trọng để đánh giá, nhưng sự phát triển và thành công của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm dịch vụ và nhiều yếu tố khác cộng lại. Sau đây, TinoHost sẽ giới thiệu đến bạn những cách để gia tăng của doanh nghiệp.
Đo lường thị phần để lên kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp
- Thị phần = Doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường
- Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.
Bí quyết cho các doanh nghiệp để giành được market share là gì?
Để có thể mở rộng được thị phần của mình trên thị trường trong đó có thể kể tới như cải tiến sản phẩm/ dịch vụ, giảm giá thành, tăng cường quảng bá, tiếp thị, hay cải thiện hệ thống phân phối hoặc giới thiệu sản phẩm mới. Hoặc áp dụng một số cách dưới đây mà Tmarketing chia sẻ.
Tăng cường bán cho khách hàng hiện tại
Đối với các khách hàng đã mất, doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm một khoản chi phí và thời gian để tìm hiểu và phân tích các lý do tại sao khách hàng lại không sử dụng các dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp nữa để có thể tiến hành cải thiện và thuyết phục khách hàng trở lại.
Đa dạng các kênh tiếp thị khác nhau
Gia tăng thị phần bằng mở rộng kênh tiếp thị ở đây bao gồm cả kênh truyền thông quảng cáo và kênh phân phối. Các kênh truyền thông phổ biến để tiếp cận khách hàng mục tiêu như truyền hình, báo chí, radio, internet, mạng xã hội… Về kênh phân phối thì doanh nghiệp nên tập trung vào các kênh bán lẻ siêu thị, tạp hóa, bán hàng trực tuyến,… hoặc bán hàng doanh nghiệp qua mạng lưới các mối quan hệ.
Quan tâm và theo đuổi khách hàng cũ
So với việc đi tìm khách hàng mới thì việc quan tâm, theo đuổi và bán hàng cho những khách hàng cũ sẽ dễ dàng hơn và tiết kiệm được lượng chi phí đáng kể. Cách thức này tuy mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích nhưng không phải lĩnh vực nào cũng có thể sử dụng được.
Áp dụng chiến lược giá cạnh tranh
Điều này có thể bao gồm giảm giá, tặng quà, khuyến mãi, đưa ra các chương trình ưu đãi đặc biệt cho khách hàng để thu hút khách hàng đến với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Chiến lược thâm nhập thị trường mới hiệu quả tốt nhất nên khởi đầu từ nền tảng vững vàng của thành công ở thị trường cũ, và một mạng lưới thông tin dày đặc về thị trường tiềm năng. Các quyết định chiến lược phải dựa trên sự nghiên cứu rộng và phân tích sâu về thị trường đó. Từ đó, doanh nghiệp đưa phương hướng tiếp cận bằng các kênh truyền thông như quảng cáo trực tuyến, tiếp thị qua email, mạng xã hội, quảng cáo truyền thống qua truyền hình,…
Tiến nhập vào thị trường mới được xem là chiến lược tốt nhất nên được bắt đầu từ nền tảng vững chắc của thị trường cũ với một mạng lưới thông tin dày đặc có liên quan đến thị trường tiềm năng. Doanh nghiệp cần phải dựa trên sự nghiên cứu về chiều rộng và phân tích về chiều sâu của thị trường tiềm năng trước khi đưa ra các chiến lược quyết định.
Từ đó đưa ra được chiều hướng tiếp cận khách hàng hợp lý bằng các kênh truyền thông như tiếp thị email, truyền hình, mạng xã hội,…
Cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm
Đa dạng hóa sản phẩm là phát triển nâng cấp, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm từ những sản phẩm truyền thống sẵn có và giới thiệu chúng ra thị trường. Đây là một trong những phương thức căn bản để nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị phần.
Việc giới thiệu sản phẩm mới hay cải tiến sản phẩm cũ có thể giúp doanh nghiệp bạn gia tăng thị phần đáng kể nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro tổn thất lớn khi sản phẩm thất bại. Doanh nghiệp cần phải sẵn sàng cho các thử nghiệm đó và hạn chế rủi ro tối đa bằng cách nghiên cứu thị trường mục tiêu cũng như đánh giá đối thủ cạnh tranh.
Đa dạng hoá sản phẩm là một trong những phương thức cơ bản giúp mở rộng thị phần và nâng cao khả năng cạnh tranh một cách hiệu quả. Việc cải tiến các sản phẩm cũ hay cho ra mắt các sản phẩm mới đều giúp gia tăng thị phần đáng kể cho doanh nghiệp nhưng khi sản phẩm thất bại, nó sẽ tồn tại nhiều tổn thất và rủi ro lớn.
Tạo ra mối quan hệ hợp tác với các đối tác
Doanh nghiệp có thể tạo ra mối quan hệ hợp tác với các đối tác, nhà cung cấp, đối tác kinh doanh khác để tăng cường sức mạnh cạnh tranh và cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Vì vậy, doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu thị trường mục tiêu và đánh giá đối thủ cạnh tranh để sẵn sàng cho các thử nghiệm và hạn chế rủi ro.