B2C là gì? Các loại Mô hình Kinh doanh B2C hiện Nay

B2C là một loại mô hình giao dịch, buôn bán nổi tiếng trên toàn thế giới. Và nếu bạn chưa biết về B2C thì hãy cùng Tmarketing tìm hiểu ở bài viết sau đây để hiểu hơn về B2C và các điều liên quan đến B2C trong kinh doanh hiện nay nhé!

B2C là gì?

B2C là viết tắt của thuật ngữ Business to Consumer trong tiếng Anh

B2C
B2C

B2C mô tả giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp (business) và người tiêu dùng (consunmer) mà trong đó các giao dịch thương mại được thực hiện dưới sự hỗ trợ của các thiết bị điện toán và mạng truyền thông. Thực chất đây là hình thức các doanh nghiệp bán các hàng hóa, dịch vụ của mình cho khách hàng và sử dụng mạng internet làm môi trường trao đổi thông tin

B2C đã trở nên phổ biến vào cuối thập niên 90 và được dùng để chỉ các nhà bán lẻ trực tuyến sử dụng mạng internet làm phương thức bán các sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng

Vai trò của B2B trong kinh doanh

B2C là một trong những mô hình bán hàng phổ biến nhất và được biết đến rộng rãi trên thế giới

B2C
B2C

B2C theo truyền thống là những kiểu bán hàng trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng

  • Bán hàng, mua sắm tại trung tâm thương mại
  • Ăn uống tại nhà hàng, hàng quán
  • Trả phí để xem phim
  • Mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua internet

Tuy nhiên, với sự chuyển mình mạnh mẽ của internet đã mở ra 1 thời kì mới cho B2C với kênh kinh doanh B2C dưới hình thức thương mại điện tử

TÀI LIỆU MARKETING CĂN BẢN CHO NGƯỜI MỚI CẦN NẮM

Tài liệu Marketing căn bản Môi trường marketing Tìm hiểu B2C
Nghiên cứu thị trường Marketing Mix Tìm hiểu B2B
Customer Insight 4P trong Marketing Tìm hiểu C2C
Hành vi khách hàng 7P trong Marketing Phương pháp Pitching thành công
Phân tích đối thủ 4C trong Marketing Xây dựng chiến lược marketing
Phân khúc thị trường Ma trận BCG Matrix Marketing Plan
Nghiên cứu định tính định lượng Customer Journey Marketing Funnel
Tìm hiểu thị phần Phân tích SWOT Inbound Marketing
Target khách hàng Mô hình AISAS Mẫu Proposal Free
Định vị thương hiệu Mô hình AIDA
Xem thêm:  7P Trong Marketing là gì? Chiến lược, Quy trình Triển Khai

5 lợi thế của mô hình B2C

B2C
B2C

Chăm sóc khách hàng một cách chu đáo nhất

Khách hàng có thể giao tiếp trực tiếp với doanh nghiệp bằng thông qua trang web, các trang mạng xã hội hoặc email. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể lưu trữ được thông tin, kết nối và chăm sóc khách hàng tốt nhất

Tăng trưởng kinh doanh

Doanh nghiệp B2C sẽ có rất nhiều cơ hội để mở rộng kinh doanh qua các kênh thương mại điện tử. Các cách thức cũ và truyền thống của B2C không cung cấp cơ sở để tiếp cận khách hàng mọi nơi, do thiếu nguồn lực và cách tiếp cận,…

Nhưng những cách thức mới và hiện đại của thương mại điện tử B2C cung cấp cho doanh nghiệp những cơ hội tuyệt vời để đạt đến một mức độ kinh doanh mà thậm chí doanh nghiệp còn chưa nghĩ đến

Xem thêm: Dịch vụ xây dựng website tại Tmarketing với giao diện chuyên nghiệp, đầy đủ các tính năng ở đa dạng lĩnh vực.

Phạm vi của marketing

Các cách tiếp thị B2C truyền thống cũng thích hợp nhưng các chiến thuật kinh doanh B2C gần đây sẽ cho tất cả các chủ doanh nghiệp rất nhiều cơ hội, có thể mở rộng ý tưởng của mình. Với các kênh online, kỹ thuật số và mạng xã hội đang dần thay thế các kênh truyền thông cũ

Chi phí thấp hơn so với các doanh nghiệp truyền thống

Việc mở một cửa hàng sẽ tốn rất nhiều chi phí cho việc thuê địa điểm, kho bãi,… Nhưng với sự phát triển của thương mại điện tử B2C, việc thành lập doanh nghiệp và thu lợi nhuận từ khách hàng sẽ trở nên rất dễ dàng. Ngoài ra, doanh nghiệp không phải lo lắng quá nhiều về chi phí địa điểm và không gian

Quản trị kinh doanh dễ dàng hơn

Thương mại điện tử B2C cũng giúp việc quản trị doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, như quy trình giao hàng, lưu trữ thông tin, hồ sơ và các tác vụ quản lý doanh nghiệp khác nay có thể được lưu trữ tự động, phân loại và cập nhật theo thời gian thực và theo yêu cầu của khách hàng

Các loại mô hình kinh doanh B2C

Có 5 loại mô hình kinh doanh B2C trực tuyến mà hầu hết các doanh nghiệp sử dụng để nhắm đến đối tượng người tiêu dùng

Người bán hàng trực tiếp

B2C
B2C

Đây là mô hình phổ biến nhất, trong đó mọi người mua hàng hóa từ các nhà bán lẻ trực tuyến, có thể là:

  • Các nhà sản xuất
  • Doanh nghiệp nhỏ
  • Phiên bản trực tuyến của các cửa hàng bách hóa với sản phẩm đến từ các nhà sản xuất khác nhau
Xem thêm:  4C Trong Marketing là gì? Sự Kết Hợp giữ 4C và 4P trong Marketing

Trung gian trực tuyến

B2C
B2C

Đây là những người không thực sự sở hữu các sản phẩm hoặc dịch vụ mà giữ vai trò kết hợp người mua và người bán với nhau. Ví dụ như Tiki, Lazada, Shopee, Sendo,…

B2C dựa trên quảng cáo

B2C
B2C

Ở mô hình này, khách hàng sẽ được sử dụng miễn phí nội dung tại một trang web và trong trang web đó sẽ có những quảng cáo và những mặt hàng mà người bán muốn bán. Hay có thể hiểu đơn giản là khối lượng truy cập vào trang web được sử dụng để bán quảng cáo, những mặt hàng có trong trang web đó

Xem thêm: Responsive web là gì? Tìm hiểu tổng quát về Responsive web

B2C dựa vào cộng đồng

B2C
B2C

Sử dụng các nền tảng mạng xã hội trực tuyến như: Facebook, Instagram, Zalo,… để xây dựng cộng đồng trực tuyến dựa trên các mục đích chung. Các nhà tiếp thị, người quảng cáo có thể quảng bá sản phẩm của họ đến người tiêu dùng thông qua cộng đồng này. Mô hình này nhắm tới hai tiêu chí là nhân khẩu học và vị trí địa lý

Ví dụ: Nhóm bán iPhone TP.HCM  trên Facebook, Hội những người yêu thích giày thể thao,…

B2C dựa trên phí sử dụng dịch vụ

B2C
B2C

Đây là loại mô hình thường được sử dụng trên các ứng dụng, phần mềm hay các trang web mà khi người tiêu dùng muốn sử dụng thì phải trả các phí dịch vụ mà các ứng dụng hay trang web đó đưa ra. Có trường hợp người dùng sẽ được sử dụng miễn phí, nhưng có giới hạn và sẽ tính phí cho hầu hết nội dung

Ví dụ: Neftlix, Canva,…

Sự khác biệt giữa thương mại điện tử B2C và B2B

B2C
B2C
Cơ sở so sánh B2B  B2C
Định nghĩa Doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp Doanh nghiệp bán cho người tiêu dùng
Khách hàng Doanh nghiệp Người dùng cuối
Đối tượng tập trung Mối quan hệ Sản phẩm
Số lượng hàng hóa Lớn Nhỏ
Mối quan hệ Nhà cung cấp – Nhà sản xuất

Nhà sản xuất – Nhà bán buôn

Nhà bán buôn – Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ – Người tiêu dùng
Chu kì mua bán Dài Ngắn
Lí do quyết định mua Do được lên kế hoạch hợp lí, dựa trên nhu cầu Do cảm xúc, phụ thuộc vào mong muốn
Điều tạo nên giá trị thương hiệu Sự tin tưởng và mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau Quảng cáo và khuyến mãi

Kỹ năng bán hàng B2C cần thiết

B2C
B2C
  • Kiên trì nhẫn nại, có tinh thần trách nhiệm, cống hiến hết mình vì khách hàng
  • Kỹ năng giao tiếp tốt, nhiệt tình và tâm huyết
  • Biết cách ứng biến linh hoạt với nhiều tình huống khác nhau, sự đa năng
  • Chịu được áp lực tốt, tiếp nhận phàn nàn đến từ khách hàng
  • Có thiên hướng hòa nhập với mọi người

Ví dụ về mô hình kinh doanh B2C của Coca Cola

Như thường lệ đối với mô hình kinh doanh B2C, nhiều doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung vào cải tiến về chất lượng, mẫu mã sản phẩm để thu hút khách hàng. Tuy nhiên đó chỉ là một phần của quá trình bán hàng. Để có dể duy trì lâu dài, doanh nghiệp cần phải đánh vào cảm xúc, thấu hiểu cảm xúc của người mua và trải nghiệm của họ về sản phẩm.

Điều này góp phần lớn trong việc giúp cho khách hàng dễ dàng ghi nhớ được thương hiệu của bạn và ưu tiên lựa chọn nó thay vì những sản phẩm của đối thủ. Tuy vậy nhưng trên thực tế, để nâng cao độ nhận diện thương hiệu cũng như trải nghiệm của khách hàng, các doanh nghiệp sẽ phải chi một nguồn ngân sách rất lớn vào quảng cáo.

case study ve coca cola 1

Được đánh giá là một trong những ông lớn trong ngành Marketing, Coca Cola đã mạnh tay chi tới 3,3 tỷ USD ngân sách để chạy quảng cáo trên toàn cầu và số tiền này chỉ tính riêng năm 2013. Muhtar Kent – CEO của công ty này còn khẳng định sẽ chi tiếp 1 tỷ USD để dự trù ngân sách quảng cáo và xây dựng thương hiệu vào năm sau.

Nhờ vào những định hướng và cách tiếp cận đúng tệp khách hàng, các chiến dịch truyền thông của Coca Cola liên tục tạo được nhiều tiếng vang trên thị trường. Đặc biệt hơn khi thương hiệu này còn giúp cho khách hàng xóa bỏ đi rào cản về nổi sợ sức khỏe khi uống nước có gas.

Chưa kể gần như toàn bộ các chiến dịch quảng cáo của Coca Cola đều mang hơi hướng dân dã nhưng tinh tế và giúp chạm đến cảm xúc của người tiêu dùng. Nhờ vậy mà Coca Cola đã nhanh chóng leo lên top 3 thương hiệu toàn cầu với độ nhận diện cao nhất chỉ xếp sau Apple và Google.

Và đó là tất cả về khái niệm, kỹ năng và các dạng mô hình B2C trong kinh doanh mà bạn cần biết. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Nếu có thắc mắc về các vấn đề trong bài viết thì hãy để lại bình luận bên dưới cho Tmarketing biết nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Spam *Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.