Khi xây dựng liên kết cho trang web của bạn, bạn hoàn toàn có thể xây dựng chúng theo những gì bạn muốn nhưng nếu bạn sử dụng mô hình liên kết sẽ giúp chiến lược link building của bạn trở nên rõ ràng hơn, dễ dàng nắm bắt được những điểm tốt và điểm cần cải thiện. Từ đó, xây dựng được liên kết có hiệu quả. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn những mô hình xây dựng liên kết đang phổ biến nhất hiện nay, mời bạn theo dõi.
Mô hình liên kết backlink là gì?
Mô hình liên kết là cách sắp xếp, cấu trúc backlink giữa các website vệ tinh và website đối tượng nhầm đạt được kết quả tốt nhất. Sức mạnh của website đối tượng sẽ là tập hợp sức mạnh của những website vệ tinh hướng đến website đối tượng. Việc tạo ra một mô hình liên kết cần khéo léo để trách sự chú ý từ các bộ máy tìm kiếm như Google.
6 Mô hình xây dựng backlink hiệu quả và bền vững nhất hiện nay
Mô hình Wheel Link (liên kết bánh xe)
Link wheel là chiến thuật SEO nâng cao giúp xây dựng các liên kết để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Kỹ thuật này còn gọi liên kết bánh xe xây dựng link theo hình tròn khép kín, có nghĩa là đi link giữa các trang web vệ tinh và trỏ về trang chính của mình, đồng thời các web vệ tinh sẽ liên kết thêm với 1 web vệ tinh khác trong hệ thống để trở thành một vòng tròn như hình bánh xe.
Để xây dựng mô hình này bạn cần phải thực hiện những điều sau:
- Chọn trang web 2.0 làm website vệ tinh
- Hiểu rõ cấu tạo của mô hình link wheel
- Phải bookmark lại hoặc share lên mạng xã hội tất cả blog bạn tạo trên web 2.0
- Ping nguồn cấp dữ liệu RSS hoặc ping backlink
- Lấy nguồn cung cấp dữ liệu RSS của các blog bạn đã tạo để đưa lên thư mục RSS khác nhau
- Đăng ký subdomain của web 2.0 với danh bạ website.
Ưu điểm: Với mô hình liên kết này, website mục tiêu sẽ nhận được rất nhiều backlink từ các website vệ tinh và tận dụng được nhiều sức mạnh dựa trên liên kết cộng hưởng giữa các web, site chính sẽ nhận được lượng truy cập và ghé thăm lớn nhất.
Nhược diểm: Ở đây, các Website vệ tinh đều hướng backlink trỏ về Website đích cần SEO. Do đó, nó có thể khiến các bộ máy tìm kiếm chú ý đến sự bất thường. Nếu không may mắn, mô hình backlink này có thể bị đánh giá là spam backlink.
Xem thêm: SLL là gì? cách tạo SSL miễn phí.
Mô hình Pyramid (liên kết kim tự tháp)
Mô hình này tồn tại giống như một mạng lưới đa cấp. Nếu site chính của bạn là A và site vệ tinh là B thì mô hình sẽ tồn tại như sau: Bạn cần xây dựng một số trang vệ tinh C để các trang này trỏ về B. Sau đó các page của B sẽ link về trang web mục tiêu A của bạn ở ban đầu.
Đặc điểm của mô hình liên kết kim tự tháp:
- Site mục tiêu sẽ nhận được khá ít backlink từ những site vệ tinh ở tầng dưới. Tuy nhiên, đây là những backlink thật sự chất lượng, mang lại hiệu quả trong SEO.
- Các Site ở tầng càng thấp thì chất lượng backlink càng giảm.
Ưu điểm: Những backlink spam có thể được ẩn đi khá tốt, chỉ có 1 vài trang page vệ tinh liên kết đến trang mục tiêu (đỉnh của kim tự tháp). Những backlink từ các site về tinh về đếu là những backlink tốt, chất lượng.
Nhược điểm: Các trang vệ tinh C sẽ có chất lượng backlink thấp nhất (nếu áp dụng theo lý thuyết hình tháp). Ngoài ra do sự bắc cầu về backlink nên có rất nhiều khách hàng sẽ chỉ dừng lại ở web vệ tinh thay vì trỏ về web chính.
Xem thêm: Dịch vụ thiết kế website tại Tmarketing với giao diện chuyên nghiệp, đầy đủ các tính năng ở đa dạng lĩnh vực.
Mô hình Link Star (liên kết ngôi sao)
Hiểu một cách nôm na, với mô hình xây dựng liên kết backlink này, các site vệ tinh sẽ thực hiện một cách đơn độc. Backlink từ site vệ tinh sẽ được trỏ độc lập về website chính của bạn, không đi qua hay liên kết thêm với bất kì website nào khác.
Đặc điểm của mô hình này như sau:
- Site đích nhận từ mỗi site vệ tinh 1 backlink.
- Các backlink này cần đảm bảo chất lượng
Ưu điểm:
- Chi phí đầu tư ít, giảm thiểu và tiết kiệm tối đa ngân sách.
- Kỹ thuật xây dựng đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều kiến thức nâng cao.
- Dễ dàng theo dõi, kiểm soát và có những giải pháp thay thế hợp lý
- Có thời gian đẩy SEO tương đối nhanh
Nhược điểm: Đối với những từ khóa phức tạp và có độ cạnh tranh cao thì rõ ràng hình thức này khó giúp bạn tăng lượt truy cập một cách nhanh chóng. Mặt khác bạn phải dành khá nhiều thời gian phân tích để tìm được backlink có chất lượng tốt.
Mô hình Link Chain (liên kết dạng chuỗi)
Để xây dựng được mô hình link chain, bạn cần lấy từ mỗi site vệ tinh 1 backlink đến trang đích. Sau đó, 1 backlink từ site vệ tinh đến site lân cận với mình. Tuy nhiên, trang cuối cùng trong chuỗi các site vệ tinh chỉ giữ duy nhất một backlink đến trang đích. Cấu trúc mô hình Link Chain mang lại hiệu quả giống như của Link Wheel.
Mô hình này có đặc điểm như sau:
- Mỗi site vệ tinh từ 1 site đều có 1 backlink
- Những site vệ tinh được kết nối với nhau, nhưng đường kết nối không kết nối thành 1 vòng tròn kín.
- Site mục tiêu nhận được 1 backlink từ mỗi site vệ tinh
Ưu điểm: Đây là một trong những mô hình xây dựng backlink đơn giản nhất, dễ thực hiện cả với những người mới vào nghề.
Nhược điểm: phải tốn nhiều thời gian để xây dựng được các backlink chất lượng cho SEO
Mô hình Link Web (liên kết mạng lưới)
Mỗi site vệ tinh liên kết đến site mục tiêu và cả những site vệ tinh khác. Các nút site vệ tinh được trang bị sức mạnh gần như là site mục tiêu. Mô hình này giống như chiếc mạng nhện khổng lồ mà trang web chính của bạn là trung tâm, các site vệ tinh sẽ liên kết với nhau đồng thời liên kết đến site chính. Dường như không có giới hạn cho các site vệ tinh và chiếc lưới càng lớn thì site mục tiêu càng nhận được nhiều sức mạnh.
Đặc điểm của mô hình Link Chain:
- Mạng liên kết hoàn toàn mở
- Link mục tiêu sẽ nhận được rất nhiều sức mạnh
Ưu điểm: Liên kết của web hoàn toàn là liên kết mở. Chính vì thế nó giảm thiểu khả năng bạn sẽ bị phát hiện bởi các công cụ tìm kiếm. Tận dụng được gần như toàn bộ sức mạnh của các site vệ tinh, cả site về tinh và site mục tiêu đều có nhiều backlink chất lượng.
Nhược điểm: Xây dựng khó khăn và cần có số lượng lớn các web liên kết.
Mô hình Double Linked Link Wheel (liên kết bánh xe đôi)
Đây là dạng phức hợp hơn của mô hình wheel. Thay vì mỗi site vệ tinh trỏ về trang chủ đồng thời liên kết với 1 wesite vệ tinh khác thì giờ đây có sự thay đổi nhất định. Ngoài việc liên kết về trang chủ, site vệ tinh còn liên kết thêm với 2 site vệ tinh khác.
Đặc điểm:
- Mỗi site vệ tinh nhận được đúng 2 backlink trong mạng liên kết
- Những site vệ tinh được sắp xếp trong một vòng tròn kín
- Site mục tiêu nhận được 1 backlink từ mỗi site vệ tinh
Ưu điểm: liên kết thành hình bánh xe hoàn chỉnh, chỉnh thể thống nhất và số lượng truy cập trang chủ đạt được nhiều nhất (do lượng backlink nhiều hơn hẳn so với các dạng mô hình xây dựng liên kết backlink khác).
Nhược điểm: phải mất nhiều thời gian và công sức để xây dựng hốn với mô hình Link Wheel ban đầu.
Mô hình liên kết dạng hỗn hợp
Đây là sự tổng hợp của việc sử dụng 1 vài các mô hình xây dựng liên kết backlink bên trên. Bởi trong khi xây dựng chiến dịch Seo, bạn sẽ áp dụng mỗi loại mô hình với một đối tượng riêng biệt. Đối với các từ khóa đơn giản có thể trực tiếp sử dụng mô hình sao. Từ khóa khó hơn, độ cạnh tranh cao có thể dùng wheel hoặc chuỗi…
Một số mô hình liên kết hỗn hợp:
- Tier Link Building & Social Link building: nghe thì có vẻ phức tạp thế nhưng thực sự thì nó rất đơn giản. Đây là mô hình ứng dụng áp dụng Link Pyramid và Link Chain. Mô hình hoạt động rất tốt cho các keyword cạnh tranh.
- Link Baiting & Guest Post: Nếu bạn đang xây dựng một website mới và cần rank nhanh thì đây không phải là chiến lược dành cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn là một authority blogger và muốn xây dựng một authority site cho long term thì đây là 2 chiến lược link building mà bạn không thể bỏ qua. 2 chiến lược trên không chỉ đem lại những link chất lượng vô cùng mạnh mẽ mà còn đem lại cho bạn một lượng traffic kha khá.
Ưu điểm: Linh hoạt trong cách sử dụng. Vì thế tạo được hiệu quả lớn nhất cho thành công của cả chiến dịch SEO.
Nhược điểm: Dễ bị động và sử dụng sai sót các dạng mô hình. Giống như các từ khóa có độ khó vừa lại sử dụng dạng mô hình xây dựng liên kết backlink star nên không đạt được hiệu quả cao nhất và ngược lại.
Mô hình nào phù hợp cho website của bạn?
Vấn đề được đặt ra ở đây chính là “Mô hình xây dựng liên kết nào hiệu quả và phù hợp nhất cho website của bạn?“
Đây là một câu hỏi rất khó có lời giải đáp thích hợp vì trên thực tế độ hiệu quả của mô hình liên kết còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn như chi phí bạn bỏ ra, thời gian bạn đổ vào, độ an toàn của từng mô hình,.. Tùy vào tình hình hiện tại và hướng đi bạn chọn cho website của mình mà có kế hoạch sử dụng mô hình liên kết phù hợp nhất trên cơ sở phân tích những ưu và nhược điểm của các mô hình trên.
Hiện nay, đã có nhiều công cụ hỗ trợ phân tích, kiểm tra và đánh giá website của bạn như Majestic SEO, Ahrefs, Google Search Console,..ra đời. Các công cụ này sẽ giúp cho chiến lược SEO website của bạn trở nên đơn giản hơn bằng những gợi ý thiết thực. Bạn có thể sử dụng chúng để tìm hiểu những điểm cần cải thiện trong xây dựng liên kết cho website của mình, từ đó chọn mô hình liên kết phù hợp.
Quy trình xây dựng liên kết:
- Create the Content – Tạo nội dung chất lượng cao
- Find the Angle – Tìm kiếm mục tiêu liên kết
- Do Outreach – Thực hiện tiếp cận
- Follow Up – Theo dõi email để xây dựng link
Những điều cần lưu ý khi xây dựng mô hình liên kết
- Không phải liên kết nào cũng giống nhau
- Liên kết tốt tác động tích cực tới traffic và xếp hạng hướng tới người dùng
- Liên kết xấu với mưu đồ thao túng xếp hạng tác động tiêu cực tới trang dễ bị hình phạt của Google Penguine
- Cần đa dạng hồ sơ liên kết
Kết luận
Xây dựng liên kết là công việc đòi hỏi phải đầu tư thời gian và công sức, cần sự sáng tạo và tinh tế để thực hiện có hiệu quả nhất. Muốn có kết quả như ý điều quan trọng nhất vẫn là phải thực hành và trải nghiệm. Tmarketing mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến thức thật hữu ích và chọn được mô hình liên kết phù hợp cho website của mình.
Có anh em nào có kinh nghiệm nhờ fix giúp nội dung, tks :
fptdanang247 com
Lắp Mạng FPT Đà Nẵng