Paid, Owned, Earned Media là Gì trong Digital Marketing

Paid, Owned, Earned Media là 3 mô hình cực kỳ phổ biến và thông dụng trong các chiến lược Digital Marketing mà hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng. Vậy 3 mô hình này là gì và sao lại được sử dụng nhiều đến thế? Hãy cùng Tmarketing tìm hiểu nhé!

Mô hình Paid Owned Earned là gì?

Một cách ngắn gọn, mô hình Paid, Owned và Earned là mô hình có sự kết hợp của ba hình thức: Trả phí-Sở hữu-Lan truyền trong đó Paid là hình thức trả phí, Owned là sở hữu và cuối cùng Earned là lan truyền. Sự kết hợp 3 hình thức với mục đích là tối ưu chiến dịch Marketing cho doanh nghiệp, tối ưu chi phí bằng việc kết hợp truyền thông trên các kênh mà doanh nghiệp lựa chọn từ đó làm tăng hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.

paid owned earned media

Mô hình POE giúp cho các nhà quảng cáo và nhà tiếp thị có thể phân bổ ngân sách hiệu quả, tạo ra nội dung phù hợp cho mỗi kênh truyền thông, và theo dõi kết quả của chiến dịch tiếp thị. Nó cũng đưa ra cách tiếp cận tổng thể để hiểu rõ hơn về các phương tiện truyền thông và cách chúng tác động đến các chiến dịch tiếp thị. Mô hình Paid Owned Earned xoay quanh việc doanh nghiệp sẽ kiểm soát các công cụ này để thực hiện chiến lược Marketing như thế nào.

Paid media là gì?

Paid Media là hình thức truyền thông phải trả tiền. Tức là thương hiệu của bạn phải chi một khoản chi phí nào đó để truyền thông, quảng cáo. Chẳng hạn như những bài PR lên báo, các trang tin điện tử hay bài fanpage trên các mạng xã hội, bài đăng của những người nổi tiếng,…để quảng bá các sản phẩm hoặc thương hiệu.

Paid media cung cấp cho các nhà quảng cáo một lượng lớn khách hàng tiềm năng, một cách để tăng tầm nhìn của thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của họ và thu hút lưu lượng truy cập mới đến trang web hoặc landing page của họ. Các chiến dịch quảng cáo trả tiền được thiết kế để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh như tăng doanh số, tăng lượng truy cập trang web, tăng nhận diện thương hiệu…

Ngoài ra, Paid media có thể tốn kém và yêu cầu sự quản lý cẩn thận để đảm bảo chi phí quảng cáo hợp lý và hiệu quả cho công ty.

paid owned earned media

Các công cụ Paid Media được sử dụng nhiều nhất hiện nay là: Search ads (Google, Bing, Cốc Cốc), Display ads (QC hiển thị), Social ads (Facebook,Zalo, Instagram, Linkedin), Phương tiện vận chuyển, Ấn phẩm, TV.

Ưu điểm

  • Theo yêu cầu: Sự phát triển của công nghệ số giúp nhà quảng cáo có thể hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu muốn.
  • Ngay lập tức: Paid media có tốc độ lan truyền nhanh và có hiệu quả ngay lập tức, giúp cho đối tượng mục tiêu có thể nhận biết về sản ngay lập tực. Không chỉ vậy, kênh truyền thông trả phí này còn có khả năng định hướng dư luận rất hiệu quả.
  • Bao phủ rộng: Mức độ phủ sóng cao cũng như nhận diện thương hiệu tốt trở thành ưu điểm của truyền thông trả phí.
  • Kiểm soát chi phí quảng cáo: Paid Media cho phép doanh nghiệp quyết định mức chi phí để đưa sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của mình đến với khách hàng. Điều này cho phép họ tối ưu chi phí quảng cáo theo mục tiêu kinh doanh.

Nhược điểm

  • Tỷ lệ phản hồi thấp và có thể gây khó chịu, là, phiền cho khách hàng
  • Ít tin cậy
  • Sự cạnh tranh của Paid Media ngày càng ngay gắt với nhiều doanh nghiệp chi khoản lớn cho kênh truyền thông này.
  • Khó đo lường hiệu quả: Đo lường hiệu quả của Paid Media có thể khó khăn và phức tạp. Các nhà quảng cáo cần theo dõi và đánh giá các chỉ số như tỉ lệ chuyển đổi, tỉ lệ tương tác để đảm bảo rằng các chiến dịch quảng cáo của họ đang hoạt động hiệu quả.
Xem thêm:  CPC là gì? Phương pháp Tối ưu Hóa CPC cho Doanh nghiệp

Với phương thức này thì mức độ lan truyền, phổ biến khá cao đặc biệt là khi kết hợp với những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng thì có thể điều hướng dư luận một cách tích cực. Tuy nhiên chi phí cho phương pháp này là khá đắt đỏ và doanh nghiệp cần cân nhắc khi chọn.

Xem thêm: Trình duyệt web là gì? Tổng quan về trình duyệt web

Owned media là gì?

Owned Media được gọi là truyền thông sở hữu, trái ngược với Paid hình thức Digital Marketing này là hình thức truyền thông miễn phí. Đây là phương thức truyền thông trên các công cụ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và được doanh nghiệp lựa chọn và nó giúp doanh nghiệp kiểm soát hoàn toàn việc sản xuất và phân phối nội dung của mình, từ đó đảm bảo rằng thông điệp của họ được truyền tải đúng cách và đến đúng khách hàng mục tiêu.

Owned media là một phần quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật số khi mà nền tảng trực tuyến là phương tiện quảng cáo phổ biến nhất. Nó giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu của mình và tương tác với khách hàng một cách trực tiếp, cung cấp cho họ thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ và các chương trình khuyến mại của doanh nghiệp.

Các công cụ thuộc Owned media bao gồm: Website, Blog, fanpage Facebook, tài khoản Instagram, content đã đăng trên mạng xã hội, ứng dụng di động (mobile app).

paid owned earned media

Ví dụ: doanh nghiệp đăng tải thông tin về thương hiệu, quảng cáo sản phẩm trên chính website của họ. Hoặc đăng bài lên Fanpage Facebook, mặc dù đây là sản phẩm của bên thứ 3 nhưng nếu doanh nghiệp không chạy quảng cáo thì sẽ không bị kiểm soát về mặt nội dung, nhưng hình ảnh không được quá nhạy cảm vì chính sách tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook.

Ưu điểm

  • Hiệu quả về mặt chi phí: Một trong những điểm mạnh của Owned media không thể bỏ qua đó chính là quảng cáo được sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng mục tiêu. Owned media trở thành giải pháp cho vấn đề này khi những thông tin được đăng trên đây là tài sản của công ty, giúp công ty có được những khách hàng trung thành.
  • Hiệu quả lâu dài: Đối với owned media thì việc này sẽ hoàn toàn không xảy ra khi toàn bộ thông tin mà doanh nghiệp giới thiệu đều hướng tới cung cấp những thông tin hữu ích tới người tiêu dùng, giúp họ giải quyết được vấn đề đang gặp phải Vậy nên, thông qua truyền thông sở hữu, doanh nghiệp có thể tạo dựng được mối quan hệ bền vững và thúc đẩy hành vi mua sản phẩm hoặc dịch vụ một cách tự nhiên. Chúng sẽ mang đến hiệu quả lâu dài vì không gây ra các phản ứng khó chịu.
  • Linh hoạt và có thể kiểm soát: Do thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên doanh nghiệp có thể linh hoạt khi sử dụng kênh truyền thông này đến khách hàng theo mục tiêu chiến lược cũng như mục tiêu marketing riêng. Hơn nữa, với kênh truyền thông này, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn quyết định được chiến lược branding, nội dung thông điệp truyền tải cũng như cơ sở dữ liệu.

Nhược điểm

  • Không được tin cậy cao, không có sự “bảo chứng”. Đây cũng chính là mặt trái của kênh truyền thông sở hữu. mức độ hiệu quả lại phụ thuộc khá lớn vào bản thân thương hiệu. Nếu thương hiệu chưa đủ lớn thì phương pháp này sẽ không tiếp cận được nhiều người, sự tương tác với khách hàng cũng không cao.
  • Tốn nhiều thời gian để tiếp cận được rộng rãi công chúng: Có thể thấy owned media cần nhiều thời gian hơn các kênh truyền thông khác khi tiếp cận đến khách hàng mục tiêu. Chính vì vậy, cần tạo được các quy tắc, luật lệ hoặc thể chế trong công ty để có thể duy trì được owned media là rất cần thiết.
Xem thêm:  Viral Marketing là Gì? Cách tạo Chiến dịch Viral Marketing thành công

Bạn đang tìm một đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp, uy tín, chuẩn SEO để mở rộng thị trường kinh doanh cũng như tăng doanh thu cho doanh nghiệp, xem ngay báo giá thiết kế website wordpress tại Tmarketing.

Earned media là gì?

Earned Media hay truyền thông lan truyền là một kênh hỗ trợ phản hồi hoặc thảo luận một cách tự nhiên và tích cực nhất về thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp. Nó được xem là kết quả của những nỗ lực mà các marketer tạo ra trên Owned Media và Paid Media.

Các công cụ thuộc kênh earned media bao gồm: những lời bình luận, chia sẻ, nhận xét, đánh giá từ khách hàng, sự lan truyền của cộng đồng thông qua mạng xã hội. Chính vì vậy mà các nội dung trên Earned Media luôn thu hút được sự quan tâm và nhận được sự tin tưởng của người dùng hơn là các nội dung do doanh nghiệp đăng tải.

paid owned earned media

Ưu điểm

  • Đáng tin cậy: Kênh truyền thông này được lan truyền tự nhiên khi khách hàng thảo luận và đánh giá về sản phẩm và thương hiệu
  • Vai trò quan trọng ảnh hưởng đến việc mua: Người tiêu dùng có xu hướng tin tưởng và ảnh hưởng rất lớn vào những thông tin được cung cấp từ kênh truyền thông này.
  • “Minh bạch” và sống động

Một số nhược điểm

  • Không thể kiểm soát: Do kênh truyền thông này không thuộc quyền sở hữu và doanh nghiệp rất khó kiểm soát. Trong một số trường hợp, chúng sẽ khiến cho thương hiệu của bạn dễ gặp phải những ý kiến trái chiều.
  • Có thể bao gồm cả tin tiêu cực: Ví dụ như ảnh hưởng của WOM tiêu cực sẽ.
  • Khó đo lường

Phân biệt Paid Media, Owned Media và Earned media theo Buzzmetric

Phân biệt Paid Media, Owned Media và Earned media

Paid Media: Đây là những bài PR, các coment bên dưới bài PR hay các bài đăng được tạo bởi KOLs sẽ được tính là Paid Media.

Owned Media: Những bài đăng thuộc dạng fanpage facebook, youtube hay những comment trong bài viết này chính là Owned Media.

Earned media: Đây là những thảo luận còn lại.

Paid Owned Earned Media

Phân tách Paid Media, Owned Media và Earned media để làm gì?

Không phải ngẫu nhiên việc phân tách Paid Media, Owned Media và Earned media lại quan trọng đến thế. Nó được xem là cách hiệu quả để việc quản lý các chiến dịch marketing đang chạy trên Social Media bởi:

Tỷ lệ giữa Paid Media/Owned Media và Earned media cho thấy 1 phần sự hiệu quả

Theo như cách phân loại trên đây của Paid Media, Owned Media và Earned media, chúng ta có thể thấy được nếu tỷ lệ giữa Paid Media, Owned Media và Earned media mà tốt, tức là Earned media cao hơn tại những bài đăng trên KOLs hoặc các page thương hiệu. Khi quy đổi được ra tỷ lệ Paid Media, Owned Media và Earned media, doanh nghiệp sẽ biết việc chi trả chi phí cho các chiến dịch Social Media này như thế đã hiệu quả chưa.

Paid Owned Earned Media

Nếu tỉ lệ của Paid Media mà thấp hơn so với 2 loại còn lại thì có thể là do ít bài PR, ít những bài post trên KOLs hoặc không có độ tương tác cao trên những trang tin tức hay KOL. Tuy nhiên cần xét thêm khoản chi phí bỏ ra cho chiến dịch mà đánh giá. Nếu bỏ ra nhiều mà tỉ lệ thấp thì đương nhiên rằng hiệu quả không cao và ngược lại.

Giúp doanh nghiệp thu được ý kiến đánh giá

Paid Owned Earned Media

Thông qua Earned media, các doanh nghiệp cũng có thể biết được ý kiến của khách hàng. Từ đó có thể thu thập, cải tiến để tăng độ hiệu quả.

Phân tích các post do agency chạy giúp biết được thông điệp có nhất quán với chiến lược campain hay không

Xem thêm:  PPC là gì? Khác nhau giữa SEO và PPC

Lấy ví dụ về chiến dịch quảng cáo của Samsung về Galaxy tab S với thông điệp “mang sắc màu vào cuộc sống”. Chiến dịch tập trung vào màn hình, thiết kế. Vì thế mỗi một post được tạo ra cần phải quản lý một cách chặt chẽ để giúp quảng bá tập trung thông điệp này.

Kết hợp Paid Media, Earned Media và Owned Media như thế nào?

Không có một công thức cụ thể nào cho việc áp dụng 3 mô hình này trong hoạt động truyền thông cả. Tùy vào mục đích của thương hiệu mà doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình đơn lẻ hoặc kết hợp cả ba.

Paid Owned Earned Media

Paid Media giúp thương hiệu hiển thị ở ngay những  nơi khách hàng sẵn sàng tương tác, lắng nghe và quyết định sau khi nghe được câu chuyện, thông điệp của thương hiệu. Earned Media giúp thương hiệu trở nên đáng tin cậy và củng cố niềm tin đó nhờ những khách hàng trung thành. Owned Media giúp khách hàng có quyết định thông thái dựa vào thông tin kiến thức mà thương hiệu cung cấp.

Nếu muốn thúc đẩy nhận diện thương hiệu thì paid media và owned media sẽ được sử dụng vì nó có thể tiếp cận số lượng người lớn nhất có thể, còn nếu muốn nâng cao uy tín thương hiệu thì doanh nghiệp nên sử dụng earned media, có thể là đăng những feedback tốt, chân thực, các bài báo nói về thương hiệu và sản phẩm một cách tích cực,… tùy vào chi phí mà phân bổ chiến lược một cách hợp lý.

Ví dụ minh họa về sự kết hợp thành công của Paid Owned Earned Media

Chiến dịch Marketing của Điện Máy Xanh vào năm 2016 chính là một ví dụ điển hình.

Theo các báo, kênh paid mà nhãn hàng sử dụng để giúp cho người tiêu dùng biết được “cơn lốc màu xanh” đó quảng cáo qua Facebook, Youtube (thông qua viral clip bên cạnh TVC của truyền hình truyền thống). Để được lan truyền nhanh và mạnh thì chắc chắn phải có sự góp sức của kênh paid trả phí.

Bên cạnh đó, kênh owned chính là Facebook fanpage đăng tải các nội dung hài hước, châm biếm rất “trendy” như Rồng Pikalong, Lạc trôi… tạo thêm chất xúc tác cho ĐMX lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội.

 

paid owned earned media

Kết quả thu về, ĐMX đã tạo ra được kênh earned – các cuộc thảo luận, chia sẻ của khách hàng và công chúng. Dựa theo thống kê của Buzzmetrics, trong vòng 1 tháng rưỡi sau khi xuất hiện, viral clip ĐMX đã tạo ra hơn 400K lượt bình luận và chia sẻ, vượt xa các đối thủ điện máy khác như Nguyễn Kim, Thiên Hòa, Pico, Điện máy Chợ Lớn…

Nếu chỉ sử dụng đơn lẻ từng kênh, chắc chắn ĐMX sẽ không tạo ra được ấn tượng và thành công lớn đến như vậy.

Tóm tắt

Paid media: kênh truyền thông trả phí, là hình thức mà doanh chủ trả phí để được quảng bá sản phẩm, thương hiệu.

Owned media: kênh truyền thông sở hữu, là những tài sản mà doanh nghiệp toàn quyền sở hữu và hoàn toàn chủ động như website, ứng dụng đi động, các tài khoản mạng xã hội, trang blog.

Earned media: kênh truyền thông lan truyền, là kết quả có được từ việc phối hợp ăn ý giữa bộ đôi Paid và Owned. Kênh Earned chính là những lời nhận xét, bình luận, chia sẻ của khách hàng (hay đối tác) và được họ tự nguyện lan truyền đi.

Qua những điều đã chia sẻ ở trên đây Tmarketing mong rằng bạn sẽ hiểu hơn về 3 mô hình Paid, Owned, Earned Media trong Digital Marketing.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Spam *Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.