Pitching là gì? Kinh nghiệm Pitching thành Công từ Shark Tank

Pitching là một định nghĩa còn khá mới mẻ trong hoạt động khởi nghiệp (startup). Vậy pitching là gì? Cần những gì để có thể pitching hiệu quả? Hãu cùng Tmarketing tìm hiểu qua bài viết dưới đây

Pitching là gì?

Pitching là hoạt động trình bày, diễn giải hoặc thuyết trình để thuyết phục khách hàng, các nhà đầu tư, đối tác đồng ý bỏ tiền ra để rót vốn cho ý tưởng kinh doanh của bạn. Thông thường, pitching thể hiện việc trình bày ý tưởng kinh doanh, ý tưởng khởi nghiệp trước những nhà đầu tư, về tính khả thi của ý tưởng, về những sản phẩm hay dự án mà bạn đang ấp ủ và làm sao để thuyết phục họ một cách có lý và hiệu quả nhất

Pitching
Pitching

Pitching đòi hỏi ở bạn rất nhiều kỹ năng mềm quan trọng như nội dung trình bày, hình ảnh truyển tải, cử chỉ điệu bộ, giọng nói truyền cảm, phong cách ăn mặc,… để làm sao đến cuối cùng bạn thuyết phục họ chấp nhận đầu tư cho bạn hoặc ít nhất là xây dựng được thiện cảm với các nhà đầu tư, các đối tác tương lai

Vậy Pitcher là gì?

Pitcher chính là người trình bày và thuyết phục các nhà đầu tư, các đối tác tương lai của startup hay doanh nghiệp của bạn

Tại một công ty agency, pitching chính là trình bày ý tưởng dựa trên bản tóm tắt ý tưởng của khách hàng (dân trong nghề gọi là brief). Người trình bày thường là account hoặc giám đốc của công ty đó vì những người trình bày giỏi đa phần tách ra lập công ty riêng, nên nếu bạn được làm marketing cho một công ty, bạn sẽ gặp khá nhiều CEO đứng pitching để giới thiệu ý tưởng thực hiện

Pitching
Pitching

TÀI LIỆU MARKETING CĂN BẢN CHO NGƯỜI MỚI CẦN NẮM

Tài liệu Marketing căn bản Môi trường marketing Tìm hiểu B2C
Nghiên cứu thị trường Marketing Mix Tìm hiểu B2B
Customer Insight 4P trong Marketing Tìm hiểu C2C
Hành vi khách hàng 7P trong Marketing Phương pháp Pitching thành công
Phân tích đối thủ 4C trong Marketing Xây dựng chiến lược marketing
Phân khúc thị trường Ma trận BCG Matrix Marketing Plan
Nghiên cứu định tính định lượng Customer Journey Marketing Funnel
Tìm hiểu thị phần Phân tích SWOT Inbound Marketing
Target khách hàng Mô hình AISAS Mẫu Proposal Free
Định vị thương hiệu Mô hình AIDA

Quy trình pitching hiệu quả

Đặt vấn đề

Trong quy trình pitching bạn cần đặt vấn đề thật ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ trong 1 phút. Nếu quá tập trung vào bước đặt vấn đề bạn sẽ không đủ thời gian để trình bày những nội dung tiếp theo.

Giới thiệu tính năng sản phẩm

Phần giới thiệu tính năng sản phẩm cần được sử dụng thời gian vừa đủ không quá dài lê thê, hãy để nhà đầu tư thấy sản phẩm của bạn có thể giải quyết triệt để vấn đề của khách hàng một cách nhanh chóng nhất.

Mô hình kinh doanh

Ở bước này bạn dùng phần nhiều thời gian để nói về mô hình kinh doanh của bạn, những hợp đồng mà bạn đã có. Điều này sẽ giúp tạo sự uy tín và tin tưởng của bạn trọng mắt các nhà đầu tư.

Xem thêm:  Xây Dựng Chiến Lược Marketing Hiệu quả x3 Doanh thu

4 5

Thông tin thị trường

Bạn hãy chia sẻ thẳng thắn với nhà đầu tư về thị trường và dung lượng thị trường. Lưu ý, đây phải là con số thực, con số khả quan, chứ không phải con số không có căn cứ. Với kinh nghiệm nhiều năm trên thương trường, các nhà đầu tư có thể đánh giá được dự án của bạn đang ở mức độ nào.

Số tiền cần gọi vốn và kế hoạch sử dụng tiền vốn

Số tiền gọi vốn là một trong những yếu tố quan trọng vậy nên bạn cần đưa ra một con số thật hợp lý, tỷ lệ cổ phần và kế hoạch sử dụng tiền vốn. Qua đó bạn cũng cần tính toán khả năng sinh lời của dự án để trả cho chủ đầu tư thông tin về thời gian hoàn vốn. Số tiền đầu tư cần đủ lớn để đảm bảo sự tăng trưởng cho dự án, nhưng cũng phải là số tiền đầu tư hợp lý.

Nếu như có được số tiền đầu tư đó, bạn có thể nhận được hệ thống phân phối của các chủ đầu tư, vì vậy hãy chú trọng xem số vốn đó nên sử dụng như thế nào.

Kinh nghiệm pitching thành công từ Shark Tank

Thực hành nhiều nhất có thể

Hãy lấy trường hợp của Aaron Krause, người đã tạo ra sản phẩm Scrub Daddy, một dụng cụ làm sạch có hình dáng mặt cười đã nhận được giá thầu từ nhà đầu tư Shark Tank Lori Greiner và được xem là sản phẩm thành công nhất trong lịch sử Shark Tank

Pitching
Pitching

Ngoài việc sở hữu một sản phẩm phi thường, điểm khác biệt của Krause là đã dành thời gian trau dồi, luyện tập pitching trước mặt rất nhiều người trước khi tham gia chương trình. Theo Krause, anh đã rèn luyện việc đó hàng tháng tại các cửa hàng tạp hóa địa phương, nơi anh đang bày bán sản phẩm của mình. Nhờ quá trình này, anh ấy đã tinh chỉnh cách thuyết trình của mình để khi cuối cùng anh ấy xuất hiện trên chương trình, mọi thứ dường như hoàn hảo. Nhà đầu tư Shark Tank, John Daymond, nói rằng “giống như đang xem quảng cáo trực tiếp”

Pitching
Pitching

Bạn càng quen thuộc và thoải mái hơn với pitching thì phần trình bày của bạn càng hiệu quả. Như Cuban đã nói “không có lối tắt nào ở đây, bạn phải thực hành (rất nhiều) để đạt được mức độ quen thuộc và thoải mái mà sẽ dẫn đến một bài thuyết trình hoàn hảo. Và bài thuyết trình hoàn hảo đó có thể khiến bạn kiếm được nhiều tiền”

Kể câu chuyện của bạn để tạo mối liên hệ cảm xúc

Mặc dù một số bản pitching trình bày ý tưởng có cấu trúc cứng nhắc – tuy nhiên khi bạn lồng ghép câu chuyện và cảm xúc của cá nhân vào quá trình pitching, nhà đầu tư sẽ cảm thấy hành trình của bạn hấp dẫn hơn nhiều so với những tầm nhìn chiến lược viển vông

Kể một câu chuyện hay không phải là cách bù đắp cho việc thiếu hiểu biết về kinh doanh. Đó chính là cách kết nối tình cảm mạnh mẽ với các nhà đầu tư ở mức độ như con người có tình cảm với nhau. Bạn có tể tạo ra sự khác biệt lớn trong kết quả pitching nhờ tạo ra mối liên hệ cảm xúc

Xem thêm:  Proposal là gì? Hướng dẫn thiết kế Proposal chuyên nghiệp trên Canva

Hãy nhớ rằng: Mọi người có xu hướng phản ứng tình cảm đầu tiên, và sau đó hợp lý hóa mọi chuyện. Nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả những quyết định mà ta cho là hợp lý đều được dựa trên cảm xúc. Điều này có nghĩa là khi bạn xây dựng và phân phối quảng cáo, hãy tập trung vào việc đảm bảo bạn đạt được động lực mạnh mẽ và đủ để truyền cảm hứng thu hút khán giả

Xem thêm: Web data craping là gì? 

Trong tâp 15 Shark Tank Việt Nam, anh Trần Đại là CEO và Founder của công ty khu vườn của mẹ đã lấy đi nước mắt của các Shark và được Shark Linh, Shark Khoa và Shark Hưng đầu tư 3 tỷ đồng cho 45% công ty. Anh Đại chia sẻ mình tạo ra sản phẩm socola từ lúa mì bởi mong muốn đem đến sức khỏe tốt cho người mẹ được bác sĩ chẩn đoán bị tim

Pitching
Pitching

Xây dựng thương hiệu cá nhân với tư cách là một người có sự hiểu biết

Các doanh nhân trên Shark Tank, những người đã đưa ra những nốt nhạc tốt nhất không chỉ kể một câu chuyện hấp dẫn, mà còn quảng bá bản thân như một doanh nhân thông minh, hiểu biết. Sau tất cả, một kết quả đầu tư trong một quan hệ đối tác kinh doanh và các nhà đầu tư muốn làm việc với những người thông minh, những người biết những gì họ đang làm và có thể kiếm tiền

Pitching
Pitching

Các nhà đầu tư biết rằng đối tác kinh doanh của họ càng tốt thì công việc càng thuận lợi, suôn sẻ. Sử dụng những câu chuyện về đạo đức công việc và sự cống hiến của bản thân để thuyết phục các nhà đầu tư rằng bạn có đủ những gì cần thiết để đưa ra những ý tưởng mới và thực hiện các sáng kiến ​​kinh doanh một cách thông minh

Nhấn mạnh tính xác thực của sản phẩm bằng doanh số bán hàng

Xem thêm: Dịch vụ thiết kế web bán hàng tại Tmarketing với giao diện chuyên nghiệp, đầy đủ các tính năng ở đa dạng lĩnh vực.

Cùng với một câu chuyện hấp dẫn và cách thuyết trình lôi cuốn, dự đoán doanh số trong tương lai và những kì vọng bạn đã đạt được là một điều cực kì cần thiết. Các nhà đầu tư thích xem các ý tưởng được hỗ trợ bởi các số liệu thực tế hơn là những ý tưởng “lơ tơ mơ” chưa có giải pháp

Hãy nhớ là phải luôn thực tế với dự đoán bán hàng của bạn. Nếu bạn sai lầm trong bước đi này, nhà đầu tư sẽ mất niềm tin vào thương hiệu của bạn. Hãy lấy ví dụ về đồng hồ Curnon của những người Việt trẻ thiết kế. CEO Nguyễn Quang Thái và CFO Trịnh Anh Đức đã đưa ra những kết quả chứng thực rất khả quan của thương hiệu đồng hồ Việt này trên thị trường, đủ để khiến các Shark tin tưởng và đưa ra quyết định đầu tư

Xem thêm:  Nghiên cứu Định Tính, Định Lượng trong Marketing là gì?
Pitching
Pitching

Những lưu ý cần biết để pitching hiệu quả

Thời gian pitching

Pitching
Pitching

Đây là thời gian mà bạn sẽ trình bày ý tưởng với các nhà đầu tư, đối tác. Tùy vào từng quy mô dự án hay ý tưởng mà thời gian pitching cũng ngắn dài khác nhau, nhưng thông thường thời gian cơ bản rơi vào từ 5 đến 10 phút. Bạn sẽ có chừng đó thời gian để thuyết trình và đưa ra những con số, ý tưởng cũng như tính khả thi của nó

Nội dung pitching

Pitching
Pitching

Thuyết phục là yếu tố đi đầu trong pitching, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc trình bày dài dòng, thay vào đó pitching yêu cầu pitcher phải biết cách trình bày một cách tiết chế, ngắn gọn, súc tích nhưng bao gồm đầy đủ các ý cần truyền tải đến các nhà đầu tư, đối tác. Tốt nhất là nên trình bày thẳng vào trọng tâm, đi thẳng vào vấn đề cần trình bày

Hình thức pitching

Pitching
Pitching

Bạn có thể hiểu đơn giản rằng hình thức pitching ở đây chính là những yếu tố bên ngoài tác động hỗ trợ cho hoạt động pitching của bạn thêm phần hiệu quả, bao gồm cả cách bạn truyền đạt, các slide thuyết trình, sự sáng tạo trong quá trình thuyết phục, cách thể hiện phong thái của bạn (ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, điệu bộ, trang phục,…)

Tuy nhiên quá trình “Ageny Pitching” thường tạo ra không ít sự nghi ngờ . Đó là khi Client cố tình đưa nhiều Agency vào cùng 1 buổi Pitching không phải để kiếm đối tác làm ăn mà để sưu tầm nhiều ý tưởng để yêu câu với một agency họ yêu thích.  Rồi các agency cũng vì đam mê pitching mà đôi khi cho đi “miễn phí” các ý tưởng sáng tạo, thậm chí đôi khi xao nhãng các client hiện tại của họ.

Kết quả các agency có thể sở thành nạn nhân của chính mình, mang lại ý tưởng cho client với mong muốn hợp tác, cuối cùng không thắng thầu sẽ nhìn thấy ý tưởng của mình bởi công ty thắng thầu.

Mặc dù trong quá trình pitching, bạn sẽ không khỏi lo lắng và cảm thấy hồi hộp, nhưng điều quan trọng là bạn phải luôn giữ một cái đầu lạnh đủ để thuyết phục nhà đầu tư. Nếu bạn trở nên khó chịu, bạn sẽ chỉ làm cho các nhà đầu tư không thoải mái và họ có thể nghĩ điều đó là thiếu tự tin. Bạn càng đầu tư kĩ cho quá trình pitching, càng hiểu rõ sản phẩm và mang đến những giải pháp khả thi thì bạn càng có nhiều lợi thế. Trên đây là chia sẻ về khái niệm pitching cũng như những điều cần biết về pitching. Thông qua bài viết, Tmarketing hi vọng đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Spam *Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.