PPC là gì? Khác nhau giữa SEO và PPC

Tiếp thị trực tuyến đã dần trở nên phổ biến và là một phần không thể thiếu trong các chiến lược marketing mà các doanh nghiệp cần có. Đây là một cách tiếp cận khách hàng rất hiệu quả khi bạn muốn mở rộng phạm vi kinh doanh của mình. Mọi người thường nghe về SEO, Blog khá nhiều nhưng PPC cũng là một phương thức tiếp thị mà mọi người rất thường xuyên thấy.

Vậy PPC là gì? Cách thức hoạt động và sự khác nhau giữa SEO và PPC như thế nào? Hãy cùng Tmarketing tìm hiểu nhé!

PPC là gì?

PPC (Pay Per Click) là một mô hình quảng cáo trực tuyến mà trong đó, các nhà tiếp thị có thể đặt quảng cáo trên các nền tảng phổ biến (Google, Facebook, Twitter,…). Nềm tảng đặt quảng cáo sẽ thu được khoản phí từ nhà tiếp thị dựa trên số lần nhấp chuột từ người dùng vào mẫu quảng cáo PPC của họ. Chi phí quảng cáo cụ thể trong mô hình PPC này sẽ phụ thuộc vào số tiền mà nhà tiếp thị quyết định bỏ ra cho chiến dịch đó (cơ chế đấu thầu).

PPC

Ví dụ: bạn có thể đặt giá thầu tối đa cho mỗi nhấp chuột là 10.000 VNĐ đ, có nghĩa là bạn có thể trả ít hơn 10.000 VNĐ, nhưng không bao giờ nhiều hơn 10.000 VNĐ cho mỗi nhấp chuột. Bạn sẽ chỉ phải trả ít hơn nếu đối thủ cạnh tranh tiếp theo chỉ đấu thầu nó là 7.000 VNĐ cho từ khóa đó. Hầu hết các kênh quảng cáo sẽ chỉ tính phí bạn những gì bạn cần để vượt qua đối thủ cạnh tranh, mà trong trường hợp này sẽ là 7.100 VNĐ chẳng hạn. Tuy nhiên, nếu ai đó sẵn sàng trả giá cao hơn, nếu là 15.000 VNĐ cho mỗi nhấp chuột, cho từ khoá đó, thì quảng cáo của họ sẽ được hiển thị trên của bạn.

Điều này không có nghĩa là bạn nên chi tiêu hàng trăm nghìn cho các nhấp chuột chỉ để bạn có thể có vị trí số một. Mục tiêu của quảng cáo PPC là tăng số lần nhấp chuột lên trang web của bạn và sau đó chuyển những khách hàng tiềm năng đó thành khách hàng trả tiền. Giống như bất kỳ chiến thuật tiếp thị khác, nếu bạn chi tiêu nhiều hơn bạn thu được từ kinh doanh, thì đó sai.

Cách thức hoạt động của mô hình PPC

Mô hình PPC trên công cụ tìm kiếm hoạt động chủ yếu dựa vào từ khóa. Cụ thể, các mẫu quảng cáo PPC sẽ xuất hiện khi người dùng tìm kiếm một từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ trên công cụ tìm kiếm.

PPC

Trên thực tế, có rất nhiều thương hiệu và nhiều nhà quảng cáo có nhu cầu quảng cáo PPC. Vì thế, nhằm giúp chiến dịch quảng cáo trực tuyến trên công cụ tìm kiếm thành công, các công ty của họ sẽ phải nghiên cứu các từ khóa đang thịnh hành và phù hợp với lĩnh vực đang hoạt động, sau đó đầu tư chúng vào PPC thông qua hình thức đấu thầu.

Google so sánh giữa các mẫu của nhà quảng cáo và xếp hạng chúng, sau đó sẽ lựa chọn mẫu quảng cáo đạt đủ các yếu tố theo yêu cầu. Thông thường có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mẫu quảng cáo PPC chẳng hạn: giá thầu, chất lượng quảng cáo, từ khoá được chọn, chất liệu quảng cáo,…

Các nền tảng quảng cáo PPC phổ biến

PPC

Google Ads

Theo khảo sát thì Google Ads là nền tảng quảng cáo PPC phổ biến nhất bởi vì trên thế giới có tới 4 tỷ người đang sử dụng Google. Ước tính mỗi giây Google xử lý hơn 90.000 lượt tìm kiếm của người dùng. Sử dụng quảng cáo PPC trên nền tảng Google sẽ giúp gia tăng nhiều cơ hội tìm kiếm khách hàng mục tiêu. Dẫu nền tảng này rất cạnh tranh và chi phí bỏ ra không hề rẻ nhưng khi xét đến kết quả đạt được bạn sẽ thấy hài lòng.

Facebook

Trong số các nền tảng mạng xã hội, Facebook chiếm tỷ lệ người dùng khá cao nên việc sử dụng quảng cáo PPC sẽ đem lại nhiều cơ hội gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Facebook cho phép bạn tìm kiếm mục tiêu thông qua các tiêu chí: hành vi, sở thích, địa lý, nhân khẩu học…Mặt khác, bạn có thể tận dụng Facebook Ads nhằm tạo liên kết và quảng cáo trên Instagram.

Phân loại quảng cáo PPC

Quảng cáo pay-per-click có thể hiển thị trên các trang web, nền tảng truyền thông xã hội hay ứng dụng dành cho thiết bị di động ở các dạng quảng cáo sau:

Tìm kiếm có trả phí (Paid Search)

PPC

Tìm kiếm có trả phí (Paid Search) là một hình thức tiếp thị kỹ thuật số trong đó các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing cho phép hiển thị quảng cáo trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs). Khi người dùng tìm kiếm các từ khóa mà nhà quảng cáo đã đặt giá thầu trước đó, họ có thể nhìn thấy các quảng cáo ppc trên các trang kết quả tìm kiếm này.

Định dạng quảng cáo Paid Search có thể là quảng cáo văn bản (được hiển thị ở đầu hoặc cuối trang kết quả tìm kiếm) hoặc quảng cáo mua sắm với hình ảnh được hiển thị phía trên SERPs.

Quảng cáo hiển thị (Display Advertising)

PPC

Quảng cáo hiển thị (Display Advertising) là hình thức quảng cáo truyền tải thông điệp thương mại một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh động, video hay banner. Trên các website hay các trang mạng xã hội thường có khu vực được thiết kế riêng biệt để đặt các quảng cáo hiển thị. Cần lưu ý về kích cỡ chuẩn cho quảng cáo hiển thị để phù hợp với khu vực đặt quảng cáo, tùy mỗi trang web sẽ có yêu cầu khác nhau về kích thước.

Xem thêm: Sessions là gì? Tổng quan về Sessions mà bạn cần biết

Tiếp thị truyền thông mạng xã hội

Đây là dạng quảng cáo trả phí xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Zalo. Định dạng quảng cáo pay-per-click không quá khác biệt với các nội dung không phải trả phí nhưng chúng sẽ được đánh dấu là “Được tài trợ”. Để thực hiện các quảng cáo tiếp thị truyền thông mạng xã hội, đơn giản bạn chỉ cần có tài khoản quảng cáo để thiết lập các chiến dịch.

PPC

Thách thức ở đây là các chính sách quảng cáo nghiêm ngặt trên các trang mạng xã hội. Để tạo ra một chiến dịch quảng cáo đủ điều kiện để “chạy”, bạn cần lưu ý về mặt nội dung, hình ảnh cần đảm bảo không vi phạm bất kỳ chính sách quảng cáo nào. Đừng cố tìm cách để “lách” bởi nếu bị phát hiện, tài khoản chạy ads của bạn sẽ bị banned ngay lập tức.

Nhắm mục tiêu lại (Retargeting Ads)

Khi người dùng truy cập trang web của bạn, thường chỉ có một tỷ lệ phần trăm rất nhỏ đi đến bước chuyển đổi cuối cùng. Có thể bởi nhiều lý do khác nhau như khách hàng muốn nghiên cứu, tìm hiểu thêm trước khi ra quyết định mua hàng hay khách hàng không tìm thấy chính xác sản phẩm mà họ muốn.

PPC

Quảng cáo nhắm mục tiêu lại (Retargeting Ads) cho phép doanh nghiệp của bạn hiển thị quảng cáo được nhắm mục tiêu đến những người dùng đã truy cập trang web của bạn. Nội dung quảng cáo được hiển thị dựa trên hành vi của khách hàng trên các nền tảng trực tuyến.

Ưu điểm và nhược điểm của quảng cáo PPC

Quảng cáo PPC cũng giống như các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số khác, có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Ưu điểm

Tiết kiệm chi phí

Mặc dù bạn phải đánh cược một số tiền hợp lý cho việc đặt giá thầu nhưng nó vẫn tiết kiệm nhiều thời gian và tiền bạc hơn so với các phương pháp quảng cáo khác, chẳng hạn như báo in hoặc truyền hình.Bất chấp sự cạnh tranh, số tiền đấu thầu của bạn sẽ cho phép bạn đảm bảo một không gian quảng cáo trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm sẽ dẫn bạn đến đúng đối tượng.

PPC

Bạn có thể tự theo dõi hiệu quả chiến dịch của mình

Thành công của quảng cáo PPC có thể đo lường được nhiều hơn so với các chiến lược quảng cáo offline khác. Bạn có thể phân tích xem khoản đầu tư của mình có đạt được mục tiêu hay không. Điều này có thể được thực hiện bằng cách theo dõi chuyển động của quảng cáo của bạn, tiến hành thử nghiệm A / B với các số tiền giá thầu, nội dung quảng cáo và có thể là hình ảnh khác nhau, đồng thời nghiên cứu quảng cáo nào thu hút lưu lượng truy cập cao nhất và thấp nhất.

Bạn có toàn quyền kiểm soát chiến dịch PPC của mình

PPC

Là chủ doanh nghiệp, bạn nên lưu ý thời gian nào trong ngày mà khách hàng của bạn hoạt động trực tuyến và họ thường xuyên sử dụng công cụ tìm kiếm nào. Bằng cách này, bạn có thể lên kế hoạch về thời gian, trang web và số tiền đầu tư cho mỗi quảng cáo. Bạn cũng có thể tự mình tạm dừng các chiến dịch bất cứ khi nào có nhu cầu.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm nổi bật thì mô hình PPC cũng có một số nhược điểm nhất định.

Nguy cơ chi tiêu nhiều hơn và chuyển đổi ít hơn

Các nhà quảng cáo có thể mạo hiểm đầu tư quá nhiều và không có chuyển đổi tốt như họ mong đợi. Mục tiêu của chiến dịch PPC là tiếp cận nhiều đối tượng được nhắm mục tiêu hơn bằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và khiến họ chuyển đổi, có thể là lượt truy cập trang, gửi biểu mẫu tạo khách hàng tiềm năng hoặc bán hàng trực tiếp.

PPC

Có ít chuyển đổi hơn dự kiến với chi phí PPC hiện tại của bạn có thể không đáng để đầu tư. Thông thường, điều này liên quan đến cách lập kế hoạch chiến lược – làm việc với một nhà chiến lược PPC có kinh nghiệm có thể giúp bạn gặt hái được nhiều điều tốt nhất từ ngân sách tiếp thị của mình.

Điểm số liên quan đến quảng cáo của bạn có thể bị ảnh hưởng

Khách hàng cũng có lựa chọn để giới hạn quyền truy cập của họ vào một quảng cáo. Ví dụ: người dùng trên Google và Facebook có thể chọn ẩn quảng cáo vì một số lý do. Lý do phổ biến nhất là quảng cáo không liên quan. Điều này có thể ảnh hưởng đến điểm mức độ liên quan của quảng cáo, điều này có thể làm giảm tần suất quảng cáo của bạn được hiển thị trên nền tảng.

Xem thêm:  Chỉ số CPA (Cost-Per-Acquisiton) trong Quảng Cáo là Gì

Tỷ lệ ROI (Return On Investment) thấp hơn so với SEO

PPC

Với SEO cần nhiều thời gian để có kết quả nhưng tỉ suất hoàn vốn (ROI) khá tốt, kéo dài. Trong khi đó, ROI trên PPC được tính toán ngắn hạn. Cụ thể, khi bạn ngừng chạy quảng cáo trên Google thì ROI sẽ không phát triển như với SEO.

Lợi ích của PPC

Mục đích của bài viết này là phác thảo các lợi ích của PPC cho các doanh nghiệp nhỏ từ quan điểm kinh doanh để bạn có thể quyết định xem đây có phải là kênh hiệu quả để sử dụng trong chiến lược Digital Marketing của bạn hay không.

Kết quả đo lường được

Một lợi ích quan trọng khác của PPC là mọi thứ bạn làm đều có một mục tiêu rõ ràng. Bạn có thể đo lường bất cứ điều gì có liên quan đến chiến dịch ppc từ chi phí, lợi nhuận, lượt xem, nhấp chuột, lượt truy cập và nhiều hơn nữa.

PPC

Kết quả Nhanh

Các doanh nghiệp đều cần 1 kết quả nhanh. PPC có lẽ là cách nhanh nhất để chạy một chiến dịch quảng cáo và nhận được kết quả ngay lập tức. Để đơn giản hóa mọi thứ, nếu bạn có trang web và đang hoạt động tốt, bạn có thể nhanh chóng tạo 1 tài khoản adwords, thiết lập quảng cáo của bạn và chạy chúng trong mạng quảng cáo của Google.

Tiếp cận đúng đối tượng

Khi chạy một chiến dịch PPC bạn chọn nơi và thời điểm quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện dựa trên một số yếu tố bao gồm từ khoá, vị trí, trang web, thiết bị, thời gian và ngày tháng và nhiều hơn nữa. Tính linh hoạt của bạn cho phép phân khúc thị trường của bạn và đưa sản phẩm và dịch vụ của bạn đến đúng đối tượng.

PPC

Hiệu quả tốt với Local Search

PPC có hiệu quả cao đối với Local Search. Mọi người đang tìm kiếm sử dụng điện thoại di động cho các sản phẩm hoặc dịch vụ trong khu vực của họ có thể thấy quảng cáo của bạn.

Số liệu thống kê gần đây cho thấy 75% người có nhiều khả năng ghé thăm cửa hàng nếu họ tìm thấy nó trong kết quả tìm kiếm. Nếu họ không thấy quảng cáo của bạn thì có thể sẽ nhấp vào quảng cáo đối thủ cạnh tranh và bạn mất khách hàng.

Nhận diện thương hiệu

Bạn có thể sử dụng PPC để nhắm mục tiêu từ khoá liên quan đến ngành của bạn để mọi người tìm kiếm những từ khoá đó sẽ liên tục nhìn thấy quảng cáo của bạn. Mặc dù từ khoá chung sẽ không tạo ra lợi nhuận nhiều nhưng chúng có thể giúp bạn tăng nhận thức về thương hiệu và tạo độ phủ sóng với thương hiệu trong ngành của bạn.

PPC

Tận dụng các cơ hội kinh doanh

Khi bạn có sản phẩm mới hoặc cơ sở kinh doanh mới thì bạn có thể dùng PPC để tiếp cận đối tượng khách hàng của bạn nhanh hơn và chính xác hơn.

Ngân sách dễ phân phối và quản lý

PPC không có hạn chế ngân sách. Bạn chọn số tiền phải trả cho một nhấp chuột và số tiền để chi tiêu cho quảng cáo được chạy. Như đã đề cập ở trên vì mọi thứ đều có thể đo được, bạn có thể dễ dàng phân tích xem liệu bạn đang chi tiêu gì đang tạo ra lợi nhuận hoặc thua lỗ và quyết định theo đó.

PPC

Theo quy tắc chung nếu chiến dịch có lợi thì bạn có thể chi tiêu nhiều tiền một cách an toàn hơn cho đến khi đạt được ROI tối đa.

Tính năng và báo cáo phong phú

Các nền tảng PPC như Google Adwords và Bing Ads cung cấp cho bạn tất cả công cụ bạn cần để chạy các chiến dịch, hợp tác và phân tích dữ liệu, kết quả.

Đây được coi là một lợi thế kinh doanh bởi vì bạn không thể kinh doanh tốt nếu không có data hay những số liệu cụ thể về lĩnh vực của bạn. Các công cụ phù hợp với chiến lược tiếp thị phù hợp có thể cung cấp cho bạn các kết quả phù hợp.

Một công cụ tuyệt vời để kiểm tra các chiến lược tiếp thị của bạn cho các phương pháp khác

Giả sử bạn muốn kiểm tra dòng tiêu đề hoặc bản mô tả quảng cáo sẽ hoạt động tốt hơn trong một chiến dịch. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra bằng việc thiết lập các quảng cáo khác nhau trong một chiến dịch Google Adwords, chạy chúng trong hai tuần và phân tích kết quả.

PPC

Quảng cáo có CTR cao nhất (Tỷ lệ Nhấp chuột) có lẽ là bản nội dung hiển thị tốt nhất cho người dùng.

Không phụ thuộc vào việc Google Thay đổi thuật toán

Để thành công lâu dài bạn cần phải SEO trang web và tuân thủ các tiêu chuẩn và thực tiễn tốt nhất về SEO. Nhưng với PPC thì khi bạn tạo ra các chiến dịch có lợi nhuận bạn cũng không cần phải lo lắng về các yếu tố hay thuật toán xếp hạng của Google

Sự khác nhau giữa SEO và PPC

Vị trí trong Kết quả Tìm kiếm

Như bạn thấy từ ảnh chụp màn hình ở trên bạn có thể thầy được kết quả Quảng cáo PPC ở trên kết quả của SEO (không phải trả tiền) và PPC còn có thêm 3 vị trí ở dưới cùng sau kết quả của SEO.

PPC

Quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện chính xác tùy thuộc vào một số yếu tố (tức là các từ khoá bạn đang nhắm mục tiêu, từ khoá trong đăng ký quảng cáo, từ khoá trong trang đích của bạn và nhiều hơn nữa) nhưng nó nằm ở trên hoặc dưới kết quả không phải trả tiền.

  • SEO: Bạn có thể có vị trí trang đầu tiên nếu trang web của bạn được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm
  • PPC: Bạn có thể đặt quảng cáo của mình trên trang đầu tiên bằng cách trả chi phí mỗi nhấp chuột cao hơn (CPC)

Giá cả

Tôi đã đề cập ở trên là lượng truy cập SEO là miễn phí và PPC được trả tiền và điều này là hoàn toàn đúng, bạn nên hiểu rằng nó cần rất nhiều nỗ lực và làm việc chăm chỉ để có được lượng truy cập miễn phí từ các công cụ tìm kiếm. Sự cạnh tranh cao đối với hầu hết mọi từ khóa bạn có thể tìm kiếm và bạn thực sự cần có một trang web chất lượng cao và một kế hoạch SEO tuyệt vời để có được một trong 5 vị trí đầu tiên.

Không có một bước tắt cho việc thực hiện SEO mặc dù một số công ty SEO đang cố gắng giải thích với bạn rằng họ thực hiện SEO một cách nhanh chóng. Nếu bạn không quen thuộc như thế nào công cụ tìm kiếm làm việc hoặc không biết gì về SEO thì cách tốt nhất để có được lượng truy cập từ công cụ tìm kiếm là thuê một chuyên gia SEO để giúp bạn thực viện công việc.

PPC

Mặt khác chúng ta nói đến PPC, chi phí trả cho mỗi nhấp chuột phụ thuộc vào một số yếu tố khác.

Nếu chúng ta lấy ví dụ như chi phí quảng cáo cho mỗi nhấp chuột với hệ thống PPC phổ biến nhất là Google Adwords, sau đó nó phụ thuộc vào sự cạnh tranh phổ biến của từ khoá, số lượng các nhà quảng cáo muốn sử dụng từ khoá cụ thể, số lượng các trang web liên quan có vị trí quảng cáo cho từ khóa cụ thể và nhiều hơn nữa. Có vẻ hơi phức tạp phải không các bạn, chúng ta có thể hiểu rằng những nỗ lực của Google để làm cho cả hệ thống dễ sử dụng hơn.

Tin vui với PPC là bạn chỉ phải trả cho các nhấp chuột mà quảng cáo của bạn được nhận chứ không phải cho các lượt xem. Ngoài ra, bạn có thể xác định trước ngân sách hàng ngày của bạn và không phải trả nhiều hơn số đó và bạn có thể tính toán ước tính giá mỗi nhấp chuột trung bình cho các từ khoá bạn muốn nhắm mục tiêu là bao nhiêu.

  • SEO: Chi phí của SEO là gián tiếp. Bạn không thể trả tiền để có được vị trí trang đầu tiên nhưng bạn có thể phải trả tiền cho dịch vụ SEO nếu bạn không thể tự làm SEO.
  • PPC: Bạn chỉ phải trả tiền khi mọi người nhấp vào quảng cáo của bạn. Bạn có thể sử dụng công cụ từ khoá của Google để tính toán số tiền bạn có thể trả.

Lượng truy cập tiềm năng

Phương pháp nào có thể mang lại nhiều lưu lượng truy cập đến trang web, SEO hoặc PPC của bạn?

SEO (lượng truy cập không phải trả tiền) là nhiều hơn lượng truy cập PPC, vì vậy nếu bạn có thể quản lý tốt để xếp hạng trang web của mình cho các từ khóa bạn muốn, bạn sẽ nhận được nhiều lượng truy cập hơn là trả tiền cho những từ khóa đó.

PPC

Điều này là do khi bạn đang ở một trong 5 vị trí hàng đầu (theo số liệu thống kê, phần lớn lượng tìm kiếm truy cập vào một trong 5 trang web hàng đầu) bạn có thể mong đợi được có lượng truy cập 24×7 liên tục mà không phải trả bất kỳ điều gì (khối lượng lượng truy cập thực tế phụ thuộc vào mức độ phổ biến của một từ khoá).

Vì vậy, nếu bạn so sánh lượng truy cập và chi phí của vị trí trang đầu tiên cho lượng truy cập SEO và lượng truy cập PPC, lượng truy cập không phải trả tiền là tốt hơn. Có một số nghiên cứu cho thấy rằng các quảng cáo PPC nhận được nhiều nhấp chuột hơn là không phải trả tiền nhưng điều này cũng làm tăng chi phí.

  • SEO: Lượng truy cập cơ bản là liên tục miễn là bạn đang xếp hạng ở một trong những vị trí hàng đầu.
  • PPC: Quảng cáo PPC có thể nhận được nhiều nhấp chuột hơn nhưng điều này có nghĩa là bạn phải trả nhiều tiền hơn.

Chuyển đổi

Khách truy cập nào có nhiều khả năng chuyển đổi hơn (tức là mua hàng, đăng ký bản tin và đáp ứng lời kêu gọi hành động), họ đến từ Quảng cáo PPC hoặc từ tìm kiếm không phải trả tiền?

PPC

Nếu quảng cáo của bạn được nhắm mục tiêu và tối ưu hóa cao thì khách truy cập từ PPC có nhiều khả năng chuyển đổi hơn so với khách truy cập đến từ tìm kiếm. Lý do là một trang web có thể xếp hạng cho các từ khoá khác nhau (ngoài những từ khoá ban đầu dự định) vì vậy khách truy cập tìm kiếm có thể không tìm kiếm chính xác nội dung (hoặc sản phẩm) được trình bày trong trang cụ thể.

Mặt khác nếu bạn chạy một chiến dịch PPC thành công thì bạn sẽ chỉ nhận được nhấp chuột từ khách truy cập quan tâm đến 100% nội dung hoặc sản phẩm của bạn.

  • SEO: Truy cập SEO tốt hơn các loại hình từ truy cập khác (nghĩa là từ mạng xã hội chẳng hạn) nhưng về mặt chuyển đổi không tốt bằng lượng truy cập PPC.
  • PPC: Các từ khoá được tối ưu hóa cao sẽ tạo ra nhiều chuyển đổi hơn nhưng sẽ tốn nhiều chi phí hơn
Xem thêm:  Bounce rate là gì? Chỉ số này quan trọng như Thế Nào

Dễ sử dụng

Cả SEO lẫn PPC đều không dễ thực hiện nếu bạn không có kiến thức và kinh nghiệm cần thiết.

PPC

SEO là một quá trình mất rất nhiều thời gian và công sức. Có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để xếp loại cho các cụm từ cụ thể hoặc không có xếp hạng nếu bạn thực hiện không đúng. Nếu bạn chưa quen với SEO, hãy xem bài tự học SEO của tôi để có được một hiểu biết nhất định về tất cả của SEO.

Để có được một số kết quả tốt với PPC và Adwords, bạn phải tham gia một khóa học hoặc thuê một chuyên gia PPC để giúp bạn hoặc bạn sẽ mất vài triệu trước khi bạn hiểu cách hoạt động của nó (Vì thường bạn sẽ cần thực hành để hiểu nó hơn)

Điểm mấu chốt: PPC trước và sau đó SEO

PPC

Điểm mấu chốt là bạn cần sử dụng cả PPC và SEO như là một phần của chiến dịch tiếp thị trên Internet của bạn.PPC có thể mang lại cho bạn kết quả nhanh hơn để bạn có thể chạy một chiến dịch PPC và thử nghiệm các từ khóa chuyển đổi tốt hơn và sau đó thử với SEO để xếp hạng cho những từ khóa đó.

Sử dụng PPC khi bạn có một sản phẩm chuyển đổi cao và sử dụng SEO khi bạn có ngân sách hạn chế để chi cho quảng cáo. SEO có thể mất thời gian nhưng kết quả là (trong một số điều kiện) lâu dài hơn so với PPC vì khi bạn ngừng trả tiền cho các nhấp chuột, lượng truy cập cũng sẽ dừng lại.

Phân biệt CPC, CPM, CPD, CPA và CPV trong quảng cáo trực tuyến

Mô hình quảng cáo trực tuyến PPC thường đi kèm các khái niệm về CPC, CPM, CPA, CPD và CPV. Vậy bên cạnh PPC, các hình thức quảng cáo đó là gì và chúng có gì khác nhau, LPTech chia sẻ thông tin dưới đây:

CPC là gì?

PPC

CPC (Cost Per Click) là hình thức quảng cáo trực tuyến cho phép nhà quảng cáo đặt mức giá thầu tối đa trên 1 lần nhấp chuột. Theo đó, chi phí quảng cáo chỉ được tính khi người dùng quan tâm vào nhấp chuột vào mẫu quảng cáo. CPC được lựa chọn bởi mang đến một số ưu điểm nhất định khi tiết kiệm chi phí, tỷ lệ chuyển đổi cao

Mục đích sử dụng: CPC được các nhà quảng cáo lựa chọn khi muốn quảng cáo hoặc bán sản phẩm với nguồn ngân sách marketing hạn chế.

CPM là gì?

Nhắc đến mô hình quảng cáo trực tuyến PPC thì CPM cũng là một cái tên liên quan khá quen thuộc. CPM (Cost Per Mille) là hình thức quảng cáo trực tuyến tính phí theo số lần hiền thị trên mỗi 1000 lượt lượt hiển thị.

PPC

Các công ty, doanh nghiệp sẽ đặt giá thầu cho mỗi 1000 lượt hiển thị quảng cáo và có quyền chọn đặt quảng cáo ở bất kỳ vị trí nào trên website hoặc công cụ tìm kiếm. Một điều cần lưu ý tại hình thức CPM này là tiền quảng cáo sẽ tính theo lượt hiển thị, tức là nhà quảng cáo sẽ chi trả ngay cả khi người dùng không quan tâm hay nhấp chuột vào mẫu quảng cáo đó.

Mục đích sử dụng:Các nhà quảng cáo chọn hình thức CPM trong mô hình quảng cáo PPC khi họ cần tăng độ phủ sóng của thương hiệu, lưu dấu ấn thương hiệu vào tâm trí khách hàng

CPD là gì?

Quảng cáo PPC với hình thức CPD (Cost Per- Duration) là hình thức quảng cáo trả tiền theo thời lượng. Các nhà quảng cáo có thể đặt mẫu quảng cáo của họ và trả tiền dựa trên khoảng thời gian đăng quảng cáo (ngày, tuần, tháng, năm,….) bất kể website có đạt được mục tiêu về lần nhấp chuột của quảng cáo hay không.

PPC

Nhà quảng cáo có thể chủ động đưa ra mức gia và thời gian hiển thị dựa trên các yếu tố như: vị trí hiển thị, kích thước mẫu quảng cáo, thời gian xuất hiện, độ hữu dụng của website

Mục đích sử dụng: Hình thức quảng cáo CPD có chi phí cao nên thường được các thương hiệu lớn sử dụng để gia tăng độ nhận diện thương hiệu, quảng cáo các sản phẩm hoặc sự kiện sắp ra mắt,…

CPA là gì?

Một khía cạnh khác trong PPC là CPA (Cost- Per-Action), hình thức quảng cáo trực tuyến cho phép nhà quảng cáo trả tiền cho những hành động có chủ đích với mẫu quảng cáo đó (liên hệ, tải ứng dụng, đăng ký, gọi điện thoại, tham gia sự kiện…) sau khi người dùng nhấp vào mẫu quảng cáo.

PPC

CPA đòi hỏi những yêu cầu cao hơn từ người dùng và đo lường hiệu quả khắt khe hơn so với hình thức còn lại. Vì thế, chi phí bỏ ra là không hề nhỏ. Mặc dù chi phí cao nhưng CPA vẫn được lựa chọn vì những mục tiêu riêng của hình thức này.

Mục đích sử dụng: Nhà quảng cáo lựa chọn sử dụng CPA khi dữ liệu khách hàng có khả năng chuyển đổi cao, mục tiêu của chiến dịch là thu về đơn hàng lớn.

CPV là gì?

CPV (Cost- Per- View) là hình thức quảng cáo trực tuyến PPC trả phí dành cho các video. Nhà quảng cáo sẽ trả tiền trên lượt xem khi người dùng xem đủ khoản thời gian bắt buộc (hoặc không)

PPC

Mục đích sử dụng: Các đoạn video ngắn như một cách Storytelling thổi hồn vào câu chuyện, đạt được mục tiêu tăng nhận diện thương hiệu tốt mà vẫn kiểm soát được chi phí bỏ ra cho quảng cáo.

Các thuật ngữ gắn liền với PPC

Khi tìm hiểu PPC là gì chắc chắn bạn sẽ không thể nào bỏ qua được những thuật ngữ có liên quan mà bizfly muốn giới thiệu sau đây.

SEM

PPC

SEM (Search Engine Marketing) là một công cụ của các quảng cáo Digital được sử dụng với mục đích xếp hạng những từ khóa được đưa ra theo nhiều cách khác nhau như tối ưu hoá hoặc quảng cáo.

Dựa trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Bing mà SEM có hai hình thức là trả phí và miễn phí.

Maximum Bid

Maximum Bid là giá thầu ở mức tối đa mà bạn có thể chi trả cho những lần click chuột vào biểu mẫu quảng cáo của bạn. Bạn có thể đặt CPC thành Manual bidding hoặc nâng cao hơn để giá thầu được công cụ tìm kiếm điều chỉnh.

Landing page

PPC

Là một phần không thể thiếu trong chiến dịch quảng cáo trả phí, landing page sẽ hướng người dùng truy cập vào trang ngay sau khi họ thực hiện click vào quảng cáo PPC của bạn.

Landing page có thể là một chủ đề, một bài viết giới thiệu,.. Hãy đảm bảo rằng landing page của bạn sẽ đảm bảo tối ưu tỷ lệ chuyển đổi.

AD text

Ad text là loại hình sử dụng từ khoá để chèn vào văn bản quảng cáo. Quality score sẽ được tính dựa trên những quảng cáo có liên quan được chèn vào quảng cáo văn bản ban đầu. Vì vậy, bạn nên chèn thêm một số từ khoá mà bạn đang đặt ra vào nội dung của quảng cáo.

Keyword

PPC

Trong mỗi một nhóm quảng cáo sẽ có những keyword mục tiêu hay cụm thuật ngữ từ khóa được đặt ra với nhiệm vụ hỗ trợ thanh công cụ. Nó là một câu hỏi truy vấn hay một thuật ngữ mà bạn muốn đưa lên.

Ad Rank 

Đây là giá trị xác định vị trí của quảng cáo trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Số liệu này sẽ dựa trên điểm chất lượng x giá thầu tối đa của bạn

Quality score

PPC

Đây là điểm số dựa trên tỷ lệ nhấp chuột (CTR) của bạn – được đo theo CTR trung bình của quảng cáo ở vị trí đó cũng như mức độ liên quan của từ khóa, chất lượng landing page (trang đích) và hiệu suất các hoạt động trong quá khứ của bạn trên SERP.

Các bước tạo lập quảng cáo PPC

PPC là một quá trình diễn ra liên tục và thay đổi không ngừng với bốn bước: xác định mục đích, tạo lập chiến dịch, quản lí và phân tích.

Xác định mục đích

Trước khi làm bất kì một việc gì đó, bạn đều mường tượng trong đầu mình muốn đạt được điều gì sau khi hoàn thành công việc này để có những phương hướng và sự chuẩn bị phù hợp. Đối với PPC, bạn cũng nên hiểu công cụ này có thể mang lại cho mình những gì và đó có thực sự là điều mà công ty đang cần không để tránh rơi vào trường hợp chạy theo trào lưu mà không hiểu bản chất.

Liên quan trực tiếp đến PPC, bạn nên xác định ngay từ đầu bạn muốn quảng cáo của mình xuất hiện ở vị trí thứ mấy. Đây sẽ là kết hợp của giá thầu cao nhất mà bạn sẵn sàng bỏ ra và chất lượng từ khóa. Chất lượng từ khóa lại được quyết định bởi nhiều yếu tố khác như Ad Copy, Landing Page, tỉ lệ nhấp, thời gian tải page, v.v…

PPC

Trong bước đầu tiên này lại có những bước nhỏ hơn, đó là:

Xác định mục đích của doanh nghiệp(Business Objective):

Mục đích này phải đảm bảo được các tiêu chí DUMB: Doable: có thể thực hiện được, Understandable: rõ ràng, dễ hiểu, Measurable: có thể đo đếm được, Beneficial: thực sự mang lại lợi ích

Đặt các mục tiêu để đạt được mục đích trên

Mục tiêu là những điều doanh nghiệp cần thực hiện được để đi đến mục đích cuối cùng. Mục tiêu đó có thể là tăng nhận diện thương hiệu, tăng tương tác của người dùng với website, tăng tỉ lệ chuyển đổi…

Lượng hóa các mục tiêu bằng các KPI

Mục tiêu khác nhau sẽ được đo lường bằng các chỉ số khác nhau. Dưới đây là một vài gợi ý về chỉ số cần đo lường tương ứng với các mục tiêu cụ thể.

Tạo lập chiến dịch

Sau khi đã xác định được mục đích của doanh nghiệp có thể hiện thực hóa được với sự trợ giúp của PPC, bước tiếp theo là lập một tài khoản trên Google Adwords. Sau khi đã có tài khoản, bạn mới có thể lên kế hoạch cho chiến dịch của mình.

Một chiến dịch (Campaign) gồm các nhóm quảng cáo (Ad Group) khác nhau. Ở mỗi nhóm quảng cáo là các từ khóa và giá thầu (CPC) đối với các từ khóa đó. Để tạo lập một chiến dịch có hiệu quả, chúng ta có sự trợ giúp đắc lực từ các công cụ sau:

Keywords Research

PPC

Nghiên cứu về các từ khóa là một điều cần thiết để biết rằng chúng ta đang chạy “đúng từ đúng thời điểm” trong chiến dịch của mình. Có hai công cụ phổ biến hỗ trợ chúng ta trong giai đoạn này là Google Trends và Keyword Planner

Google Trends là công cụ miễn phí của Google cho phép chúng ta xem thống kê về việc tìm kiếm của một hoặc nhiều từ khóa nào đó và khi đó nó sẽ cho bạn bảng so sánh xu hướng từ khóa theo từng thời gian tại mỗi quốc gia. Google Trends sẽ biểu diễn số liệu dưới dạng biểu đồ theo thời gian để chúng ta biết khi nào thì mức độ quan tâm của một từ khóa tăng cao, khi nào thì giảm xuống thấp.

Xem thêm:  Paid, Owned, Earned Media là Gì trong Digital Marketing

Biểu đồ này hữu dụng khi bạn đang nghiên cứu về sự phổ biến của một vấn đề nào đó bởi vì bạn có thể đặt số liệu vào trong hoàn cảnh thời gian nhất định, do đó thông tin thu được sẽ có ý nghĩa hơn.Với Google Keyword Planner, người dùng có thể xác định được lượt tìm kiếm các từ khóa trung bình trong tháng của một từ khóa trên phạm vi thế giới cũng như một quốc gia nào đó, mức độ khó và cạnh tranh của từ khóa đó.

Ad Copy

Điều tiếp đến chúng ta cần quan tâm là chữ hiển thị trên quảng cáo (Ad Copy), gồm có bốn phần chính như: Tiêu đề quảng cáo (25 kí tự), miêu tả 1 (35 kí tự), miêu tả 2 (35 kí tự), URL hiển thị (35 kí tự)

PPC

Có những nguyên tắc về Ad copy cần lưu ý là:

Không được vượt quá giới hạn kí tự cho từng phầnHạn chế sử dụng các kí tự đặc biệtKhông được có chữ “Click”Các thuật ngữ về thương hiệu bị hạn chếKhông được trình bày không chính xác về sản phẩmURL hiển thị phải dẫn đến đúng địa chỉ

Bạn có thể “chạy thử” 2-3 quảng cáo trong một nhóm để tìm ra những ad hiệu quả nhất và hoàn toàn có thể mở rộng thêm các phần trong một ad như quảng cáo về các sản phẩm liên quan.

Landing Page

Landing Page là trang web hiện ra sau khi công chúng mục tiêu nhấp vào URL hiển thị và chỉ mất trung bình 8 giây đầu tiên nhìn vào trang này để xem họ có muốn tiếp tục tìm hiểu về sản phẩm không. Khi thiết kế landing page, bạn nên tìm hiểu thêm về quy tắc bố cục hình chữ F (F-layout) và tránh để người xem phải lướt thêm thì mới xem hết được thông tin.

Về mặt nội dung, một landing page cần đảm bảo:

Nội dung hữu ích và chính thống, thông tin minh bạch và đáng tin cậy, nội dung liên quan đến từ khóa được tìm kiếm. Hình ảnh và tên sản phẩm nổi bật và rõ ràng, cần ít hơn 3 click để chuyển đổi thành khách hàng

Google Display Network

PPC

Quảng cáo Google Display Network là một hệ thống mạng quảng cáo hiển thị banner trên các trang web thuộc chương trình đối tác Google Adsense như: Youtube, Zing, Dân trí, Tuổi trẻ,… Với phương pháp quảng cáo này có thể giúp các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh sản phẩm, dịch vụ thương hiệu của mình trên nhiều website khác nhau những website này là đối tác của google như Youtube, Zing, Gmail, 24h… Bạn có thể chọn trả phí theo lượt click (PPC) hoặc cho mỗi 1000 lần hiển thị (CPM – Cost Per Mile)

Remarketing

Đúng như tên gọi, Remarketing là những hoạt động “lại quảng cáo tiếp” khi đối tượng mục tiêu thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm qua việc click vào ad nhưng không có thêm bất cứ hành động nào. Những người này sẽ nằm trong danh sách “tiếp thị lại”.

PPC

Bạn hoàn toàn có thể đưa thông điệp quảng cáo của mình tiếp cận số lượng lớn người dùng nằm trong danh sách này trong một ngày, một tháng, một năm. Tần suất xuất hiện quảng cáo của bạn vô cùng lớn do số lượng Website tham gia vào Google Display Network rất nhiều và khách hàng chỉ cần truy cập vào một trong số hàng ngàn trang web đó đã có thể thấy quảng cáo của bạn.

Quản lí các quảng cáo PPC

Sau một thời gian nhất định chạy PPC, chắc chắn chúng ta phải điều chỉnh để sử dụng một cách hiệu quả ngân quỹ mình đang có. Những điểm cần xét đến là:

PPC

Tăng giá thầu cho những từ khóa/ nhóm quảng cáo mang lại nhiều khách hàng trong thời gian vừa qua và ngược lại, giảm giá thầu cho những từ khóa/ nhóm quảng cáo hoạt động không hiệu quảLuôn giảm giá thầu trước khi gỡ bỏ quảng cáoNếu bạn luôn hiển thị ở vị trí đầu tiên mà kết quả kinh doanh vẫn dậm chân tại chỗ thì có tăng thêm giá thầu cũng chẳng có ích gì

Phân tích và đối chiếu với KPI

Bên cạnh các công cụ Report có sẵn trên Adwords giúp bạn trong bước này, bạn còn có thể tìm tới Google Analytics. Google Analytics cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin từ tổng quát đến chi tiết như lượt view trang web, thời gian ở lại trên trang, tỉ lệ thoát trang, tỉ lệ phản hồi… trên từng trang nhỏ trong website. Ngoài ra, Google Analytics còn có thể lọc được các lượt view ảo, đánh giá website của bạn trên lượt truy cập thực sự của người dùng.

Lý do khiến chiến dịch PPC của bạn không hiệu quả

Click gian lận

PPC

Theo kinh nghiệm của tôi thì một số các công cụ tìm kiếm nhỏ tạo ra các click nhưng không có hành động mua hàng theo sau. Bạn hãy kiểm tra các số liệu các hành động mua hàng theo sau click của từng công cụ tìm kiếm, tiếp theo hãy ngừng sử dụng những công cụ tìm kiếm có kết quả kém hơn so với các công cụ tìm kiếm còn lại.

Google không phải là công cụ tìm kiếm duy nhất. Google lớn nhất, vì vậy cũng cạnh tranh nhiều nhất. Những công cụ tìm kiếm khác tốn ít chi phí hơn và vẫn tạo ra được hành động mua hàng. Hãy nhớ, nếu kết quả không tốt thì hãy ngừng sử dụng công cụ tìm kiếm đó.

Mạng lưới website liên quan

Nếu bạn đang sử dụng Google Adwords, quảng cáo của bạn sẽ được thấy trên trang kết quả tìm kiếm, trên các website liên quan (content network), hoặc cả hai. Mỗi chiến dịch quảng cáo phù hợp với một content network. Vì vậy, bạn nên chọn lựa content network cho từng chiến dịch ngay từ lúc đầu.

Không nghiên cứu kỹ các từ khóa

Bạn có biết những từ khóa mà khách hàng tiềm năng đang sử dụng để tìm kiếm những sản phẩm giống như sản phẩm mà bạn đang bán không? Nếu bạn chỉ ngồi một chỗ và đoán thì bạn đang “ném tiền qua cửa sổ” đấy. Mỗi từ khóa tốt thường chỉ có hai ba chữ nhưng nó lại nói lên một cách rõ ràng ý định của người dùng ẩn sau từ khóa đó. Khi bạn muốn tìm ra một từ khóa, hãy tự hỏi chính mình, “Vấn đề mà người dùng đang muốn giải quyết là gì?” Nếu bạn không thể trả lời rõ ràng thì tức là từ khóa đó quá rộng và bạn sẽ mất tiền oan ức đấy.

PPC

Với công cụ miễn phí Google Adword, bạn sẽ biết được các từ khóa nhắm “trúng” khách hàng mục tiêu với chi phí hợp lý, từ đó, các khách hàng đang gặp phải những vấn đề mà sản phẩm của bạn có thể giải quyết được sẽ “bị” kéo về phía bạn.

Ví dụ: với từ khóa “tìm mua sổ tay”, để nằm trong top ba kết quả tìm kiếm thì phải bỏ ra trung bình là $2.73 cho một click. Nhưng chỉ với 8 cent là website của bạn đã có thể nằm trong top 3 tìm kiếm của các từ khóa “tìm mua sổ tay điện tử” hoặc “mua giấy làm sổ tay”. Chi phí lưu lượng truy cập cho các từ khóa này thấp hơn nhưng chúng lại nhắm đến đúng nhóm khách hàng mục tiêu.

Cùng một số tiền nhưng một bên mua được 34 click, còn một bên chỉ mua được một click nhưng hiệu quả tương đương. Không cần phải cân nhắc thêm nữa đúng không?

Quảng cáo không tập trung

Mỗi quảng cáo nên được xây dựng dựa trên những từ khóa liên quan đến một vấn đề nhất định. Nếu quảng cáo quá rộng, cơ hội khách hàng click vào các quảng cáo đó cũng ít hơn. Dĩ nhiên là sản phẩm của bạn có thể có rất nhiều chức năng, làm được nhiều thứ nhưng mỗi quảng cáo chỉ nên nói đến một chức năng mà thôi.

PPC

Khi viết quảng cáo, bạn cần bỏ ra nhiều thời gian. Trước hết hãy nghĩ xem ai sẽ là người tìm từ khóa có trong quảng cáo của bạn. Liệu quảng cáo của bạn có đủ rõ ràng để khi người dùng đọc chúng, họ sẽ nhận ra ngay đây đúng là giải pháp cho vấn đề mà họ đang gặp phải. Nếu vẫn chưa làm được điều đó thì hãy “xách” bàn phím lên và viết lại.

Để từ khóa xuất hiện ngay trong tiêu đề và cả trong phần nội dung. Đừng quên nói về lợi ích của sản phẩm thay vì chỉ đề cập đến các đặc điểm của sản phẩm.

Kết nối với những website không liên quan

Bạn nên để đường link quảng cáo xuất hiện ở những trang web có liên quan hoặc tương tự với website của bạn, như vậy người dùng sẽ dễ nhìn thấy hơn.

Không cải tiến nội dung quảng cáo

PPC

Cuối cùng, nếu quảng cáo của bạn không hiệu quả, hãy thử thay đổi một yếu tố rồi cho các quảng cáo cùng chạy để kiểm tra. Tiếp tục làm như vậy, thay đổi tiêu đề, nội dung quảng cáo rồi cho chạy thử đến khi nào tìm ra quảng cáo hay nhất, hiệu quả nhất và tạo ra nhiều hành động mua hàng nhất. PPC chính là cách đơn giản nhất để kiểm tra tính hiệu quả của một quảng cáo.

Với quảng cáo PPC phải luôn nhớ rằng: bạn bỏ tiền ra để mua click và click tạo ra tiền cho bạn. Vì thế, hãy luôn đảm bảo rằng không có điều gì cản trở các cú click chuột biến thành hành tiền cho bạn.

Một vài lưu ý khi triển khai chiến lược PPC

PPC

  • Không thiết lập chiến dịch PPC và để đó. Bạn cần theo dõi và giám sát các số liệu của quảng cáo.
  • Không sử dụng các từ khóa chung chung. Chọn từ khóa target cụ thể. Điều này giúp bạn có được khách hàng tiềm năng và tỷ lệ chuyển đổi cũng cao hơn.
  • Đừng quên các từ khóa phủ định. Đây là cách nhanh chóng để Google biết những từ khóa tìm kiếm mà bạn không muốn quảng cáo của mình hiển thị

Trước khi thiết lập một chiến dịch quảng cáo PPC, bạn phải xác định nhu cầu tiếp thị của mình, số tiền bạn sẵn sàng trả và thị trường bạn muốn nhắm đến. Điều này sẽ quyết định sự thành công của quảng cáo bạn. Nếu bạn chưa quen với PPC, bạn có thể tìm một chuyên gia có kinh nghiệm để giúp bạn.

Trên đây là tất cả những gì Tmarketing muốn chia sẻ đến bạn. Mong bạn sẽ có những thông tin hữu ích và sự lựa chọn phù hợp. Chúc bạn thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Spam *Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.