PR là gì ? Vì sao Nên chọn PR để Truyền thông Trong chiến Dịch Marketing

PR có nghĩa là gì trong marketing? Mỗi ngành nghề đều có định nghĩa riêng về PR. Có thể nghĩ đơn giản, PR là quá trình tạo nên hình ảnh và xử lý truyền thông cho doanh nghiệp của bạn. Nếu so với với quảng cáo thì PR có tính dài hạn. Vậy tại sao chúng ta nên chọn PR làm hình thức truyền thông? Cùng Tmarketing khám khá về PR nhé!

pr marketing

PR là gì trong marketing?

Khái niệm PR

PR là từ viết tắt của cụm từ Public Relations, dịch sang tiếng Việt là quan hệ công chúng. Trong marketing, việc áp dụng các chiến thuật PR tốt có thể đem đến nhiều cơ hội phát triển thuận lợi cho bất cứ thương hiệu nào. Các hoạt động PR cho phép doanh nghiệp xây dựng sự kết nối chặt chẽ với người tiêu dùng, nâng cao nhận thức về thương hiệu, tăng mức độ trung thành của khách hàng và đồng thời thúc đẩy danh tiếng thương ngày càng lớn mạnh

Khi doanh nghiệp của bạn đang gặp phải biến cố, chính lúc này, PR sẽ phát huy hết sức mạnh của mình, PR sẽ giúp doanh nghiệp bạn bảo vệ thanh danh

Các hoạt động PR

PR mô phỏng quá trình giao tiếp chiến lược được các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chực sử dụng để thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với công chúng. Các chuyên gia PR thường có nhiệm vụ lập kế hoạch truyền thông, dùng các phương tiện truyền thông trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu một cách tích cực, cũng như mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng

Nói nôm na, PR tức là hoạt động quảng bá hình ảnh hay thương hiêu của doanh nghiệp đến công chúng, Có rất nhiều thức trong PR như: họp báo, tham các chương trình ngành, hội thảo nghiên cứu, tổ chức sự kiện,…

PR
PR

Điều đặc biệt là câu chuyện trong PR là một trong những hình thức gây sự chú ý và thu hút công chúng của doanh nghiệp. Tính lan truyền trong PR rất lớn, tác động của nó khó có thể đo lường được trong thời gian ngắn

Các hoạt động PR thường tập trung vào:

  • Kiểm soát và lên kế hoạch nguồn thông tin được phát hành đại chúng
  • Cách biên soạn và phát hành thông tin liên quan đến doanh nghiệp
  • Nên sử dụng phương tiện nào để phát hành thông tin?
  • Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới
  • Định vị lại vị trí của một sản phẩm/dịch vụ cũ
  • Gia tăng sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ hoặc thương hiệu
  • Giải quyết khủng hoảng (bảo vệ sản phẩm/dịch vụ hoặc thương hiệu trước những thông tin tiêu cực)
  • Tăng nhận diện thương hiêu và hình ảnh doanh nghiệp

Xem thêm: Thiết kế website công ty tại Tmarketing với giao diện chuyên nghiệp, đầy đủ các tính năng ở đa dạng lĩnh vực.

Vai trò của các hoạt động PR trong marketing

PR khác với quảng cáo hoàn toàn, vì thế đừng mà nhầm lẫn nhé! PR trong quan hệ công chúng là Public Relations, còn Pr. trong quảng cáo là Promotion. Các hoạt động liên quan đến PR không liên quan đến việc mua bán như quảng cáo, cũng như không cần phải chú tâm đến các chương trình khuyến mãi, ưu đãi

PR
PR

Vai trò chính của PR là quảng bá thương hiệu bằng cách sử dụng các nội dung biên tập sản xuất trên báo, tạp chí, tin tức, website, blog, mạng xã hội và chương trình truyền hình. Những thông tin về doanh nghiệp sẽ được trung gian đăng tải, nhờ đó doanh nghiệp sẽ xây dựng được lòng tin nơi công chúng

  • Tạo dựng hình ảnh thương hiệu: Hình ảnh thương hiệu được cải thiện và gia tăng khi khách hàng mục tiêu biết đến doanh nghiệp thông qua phương tiện truyền thông trung gian (báo đài, tạp chí, đài phát thanh, radio, TV,…). Một chiến lược PR tốt giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu theo cách mà họ muốn
  • Thúc đẩy giá trị thương hiệu: Chiến lược PR đúng đắn có thể mang đến cơ hội cho doanh nghiệp. Ví dụ: Google đã tạo chiến dịch quyên góp Ebola. Facebook tác hợp quyền LGBT. Coca Cola tuyên truyền chiến dịch chống bệnh béo phì. Những chiến lược này đã thu hút được nhiều sự quan tâm mọi người bởi câu chuyện thương hiệu vô cùng thú vị và sự lan rộng hình ảnh thương hiệu
Xem thêm:  Mô hình C2C là Gì? Khác gì với Mô hình B2C

Tuy nhiên, chiến lược nào cũng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Và các nhà quản trị càng cần phải biết những điều này

Ưu nhược điểm của PR Marketing

Ưu điểm của PR trong marketing

Các chuyên gia PR hay còn gọi với cái tên khác chuyên gia kể chuyện, những người kể chuyện,… PR liên quan đến việc tạo lên câu chuyện cho doanh nghiệp của bạn. Nhiệm vụ của họ là đem câu chuyện đó truyền trải đến khách hàng. Các phương tiện truyền thông mà các nhà PR thường sử dụng bị tính phí, có khi là những giao tiếp trực tiếp với khách hàng

PR tiếp cận công chúng của họ chứ không phải chỉ là một vài khách hàng

PR
PR

Với các phương tiện truyền thông bị tính phí, phương tiện truyền thông xã hội hay các cuộc gặp gỡ trực tiếp với khách hàng, chuyên gia PR không chỉ muốn tiếp cận một mà họ muốn tiếp cận toàn bộ những ai đang hiện diện ở đó. Bán hàng cho công chúng của mình chỉ là một phần trong kế hoạch của những người hoạt động PR thôi, cái ho hướng đến là làm sao để tạo được mối quan hệ với khách hàng

Xem thêm: Cách đăng ký website bộ công thương nhanh chóng

Ví dụ minh hoạ về hoạt động PR

Công ty của bạn làm trong lĩnh vực dược phẩm, doanh nghiệp vừa được một giải thưởng nào đó. Nếu bạn muốn dự kiện nhận giải thưởng được truyền bá đến công chúng, bạn có thể thuê phóng viên, biên tập viên viết bài và đăng trên báo để truyền thông

PR
PR

Khi một bên thứ 3 quảng bá về doanh nghiệp thì hiệu quả sẽ cao hơn là doanh nghiệp tự nói về chính mình. Người mua hàng ngày càng thông minh, họ biết lựa chọn thông tin. Khi đọc được thông về doanh nghiệp đạt giải thưởng về chất lượng và hiệu quả trên báo uy tín, khách hàng sẽ càng thêm tin tưởng doanh nghiệp bạn và chuyện mua hàng là chuyện sớm muộn

PR áp dụng nhiều lĩnh vực

PR
PR

Không chỉ trong marketing mà các lĩnh khác như xã hội, văn hoá, chính trị,… cũng cần có PR. Với các chính sách hay chỉ thị mới của Chính phủ cũng phải nhờ đến PR giải thích và phổ biến thì mới nhanh chóng đến tai công chúng. Nhưng trong một số trường hợp, các chiến dịch PR không chỉ có ý nghĩa tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, có khi nó còn cung cấp những thông tin hữu ích cho khách hàng tương tư quảng cáo

Nhược điểm của PR trong marketing

Bên cạnh ưu điểm, cũng có một số nhược điểm cần lưu ý:

  • Không thể điều khiển trực tiếp: Việc bạn không thể kiểm soát các phương tiện truyền thông khi họ viết về doanh nghiệp là chuyện hiển nhiên, trừ khi bạn trả phí cho họ
  • Khó đo lường hiệu quả của các chiến dịch PR: Hiệu quả của các chiến dịch PR không thể thấy được liền mà phải chờ một thời gian. Chính vì vậy, việc đo lường các chiến dịch PR có thể đo lường nhưng tính chính xác lại không cao
  • Mất rất nhiều chi phí mà không mang lại hiệu quả: Do độ chính xác về đo lường không chuẩn của chiến dịch PR nên mặc dù doanh nghiệp đầu tư chi phí cho việc PR rất nhiều nhưng vẫn không thấy hiệu quả. Đôi khi, chiến lược truyền thông PR cũng đi ngược lại gây nên những phản ứng trái chiều có thể ảnh hướng đến doanh nghiệp của bạn
Tạo kế hoạch PR hoàn hảo sẽ giúp bạn đi đúng hướng để tận dụng vị thế thương hiệu và đạt được mục tiêu của mình.

pr marketing la gi 1

Các bước lập kế hoạch PR hiệu quả

Xác định mục tiêu quan hệ

Mục tiêu của chiến lược phải được xác định ngay từ đầu để chắc chắn và phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ  của công ty hay doanh nghiệp. Ví dụ như mục đích của bạn là cải thiện hình ảnh thương hiệu hay tăng lượt tham gia sự kiện do công ty hoặc doanh nghiệp tổ chức.

Xác định đối tượng mục tiêu

Xác định nhóm đối tượng mục tiêu mà bạn cần giao tiếp hoặc gây ảnh hưởng. Người nào cần tham gia vào doanh nghiệp của bạn, người nào sẽ là người bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, ai sẽ là người nhận được hoặc mất đi từ mối quan hệ này, bạn cần giúp ai để xây dựng một mối quan hệ.

Tạo chiến lược cho mỗi mục tiêu

Trong việc lập chiến lược bạn cần kiểm tra cách thức tiếp cận vấn đề đối với việc hướng tới mục tiêu. Các chiến lược ở đây có thể kể đến như những hoạt động liên quan đến thông điệp truyền đạt hay những phương thức giao tiếp

Xem thêm:  SWOT là Gì? Cách phân Tích, áp Dụng thực Tế

Tạo chiến thuật cho chiến lược mục tiêu

Đánh giá cũng như vận hành nguồn nhân lực thực hiện các chiến lược mà bạn đề ra theo đúng hướng. Các hình thức PR sẽ là cầu nối quan trọng nhất, giúp bạn dễ dàng tiến tới mục tiêu.

Thiết lập tài chính

Cần xác định được ngân sách cụ thể cho công việc bao gồm chi phí thuê nhân viên, thuê không gian, phương thức di chuyển, tài liệu và hình ảnh,…

Ngân sách phải được phân bổ sử dụng một cách hợp lý sao cho tối ưu nhất với mục tiêu và hiệu quả mà bạn đã đặt ra.

Kế hoạch triển khai

Lên kế hoạch triển khai là phần quan trọng trong kế hoạch của bạn, kế hoạch gồm có các hoạt động cụ thể được yêu cầu để thực hiện các chiến lược. Những kế hoạch hoạt động này bao gồm các phương thức giao tiếp.

Đánh giá

Hãy tự đánh giá độ hiệu quả dựa trên mục tiêu mà bạn đạt được thông qua việc đo lường và quan sát hay không. Hãy kiểm tra các phản hồi và các ý kiến của mọi người vì nó đem lại cho bạn những quan điểm khác về chiến lược của bạn.

Phân biệt PR và quảng cáo

Trước khi xem xét bài học kinh nghiệm rút ra từ những chiến dịch thành công kể trên, chúng ta phải nhắc nhau về sự khác biệt giữa PR và quảng cáo, bởi rất nhiều người nhầm lẫn mà đánh đồng hai khái niệm này.

Hiểu một cách đơn giản, quảng cáo là tự viết về mình, còn PR là để người khác nói về mình. Với PR chúng ta phải tìm cách điều hướng dư luận, không để dư luận theo chiều hướng tồi tệ đi.

Nội dung của PR luôn được thay đổi trong khi quảng cáo có thể sử dụng lại nhiều lần.

Cách lên kế hoạch PR hoàn hảo trong chiến dịch Marketing

pr marketing 2

Dưới đây là 7 bước để theo dõi để tạo ra một kế hoạch quan hệ công chúng thành công:

Bước 1. Xác định mục tiêu quan hệ công chúng.

Mục tiêu của chiến lược PR cần được xác định, chắc chắn là phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ tổng thể của doanh nghiệp bạn. Ví dụ về các mục tiêu này bao gồm cải thiện hình ảnh thương hiệu của bạn hoặc tăng số người tham dự tại các sự kiện do doanh nghiệp của bạn tổ chức.

Bước 2. Xác định đối tượng mục tiêu.

Xác định nhóm công chúng bạn cần giao tiếp và gây ảnh hưởng với họ. Ai cần tham gia với doanh nghiệp của bạn? Bạn cần hỗ trợ ai? Ai sẽ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp của bạn? Ai có cái gì đó để đạt được hoặc mất đi từ mối quan hệ của họ với bạn?.

Bước 3. Chiến lược cho mọi mục tiêu.

Trong việc lập kế hoạch, hãy xem xét cách bạn sẽ tiếp cận thách thức về việc làm việc hướng tới mục tiêu của bạn. Các chiến lược ở đây bao gồm các phương thức giao tiếp, thông điệp được truyền đạt và các hoạt động khác liên quan đến việc đạt được mục tiêu của bạn.

Bước 4. Xác định chiến thuật.

Hãy xem xét cách bạn sẽ sử dụng các nguồn lực của bạn để thực hiện các chiến lược của bạn và làm việc hướng tới các mục tiêu. Các chiến thuật PR là “vũ khí” giúp bạn nhanh chóng hoàn thành mục tiêu.

Bước 5. Thiết lập ngân sách.

Cần có một ngân sách cụ thể để bạn có thể triển khai, bao gồm chi phí thuê không gian, thời gian của nhân viên, phương tiện đi lại, hình ảnh, tài liệu,…

Ngân sách cần được phân bổ sao cho hợp lý trong ngân sách Marketing của doanh nghiệp, phù hợp với mục tiêu và hiệu quả bỏ ra.

Bước 6. Kế hoạch hành động.

Kế hoạch hành động là một phần của kế hoạch của bạn, bao gồm các hoạt động cụ thể theo chiến thuật của bạn được yêu cầu để thực hiện các chiến lược. Các hoạt động trong phần này của kế hoạch bao gồm các phương thức giao tiếp mà bạn sẽ sử dụng.

Bước 7. Đánh giá

Hãy tự hỏi liệu bạn có đạt được mục tiêu của mình thông qua việc đo lường và quan sát cẩn thận hay không. Hãy cân nhắc ý kiến ​​và phản hồi của công chúng vì những điều này sẽ cung cấp cho bạn một quan điểm khác về hiệu quả của các chiến lược của bạn.

Với 7 bước trên, bạn có thể tạo ra một kế hoạch PR để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình tốt nhất.

Ví dụ về những chiến dịch PR thành công trong marketing

pr marketing

Chiến dịch PR từVinamilk

Tại sao một thương hiệu lớn như Vinamilk mà chỉ xếp hạng 4, không phải vì họ không xuất sắc, mà là họ xuất sắc qua đều qua nhiều năm rồi, “xuất sắc bền vững”!

Vinamilk là thương hiệu có số má ở thị trường Việt Nam. Ngày ngày họ vẫn xuất hiện trên TV của mỗi nhà, mặc cho nắng cháy hay gió rét mưa dông. Bên cạnh đó, họ còn tham gia vào rất nhiều các dự án cộng đồng như: Sữa học đường, vươn cao Việt Nam…

Xem thêm:  Marketing trực tiếp là gì? Hiệu quả ra sao, cách tận Dụng như thế nào?

Trừ những gia đình siêu giàu, còn lại có đứa trẻ nào ở Việt Nam lớn lên mà chưa từng sử dụng qua sản phẩm của Vinamilk?

Chiến lược của Vinamilk là gắn bó thương hiệu với sự phát triển của dân tộc, đem lại thiện cảm cũng như niềm tin của khách hàng về sản phẩm của họ.

Sản phẩm Tylenol của Johnson & Johnson

PR không chỉ đem lại những câu chuyện tích cực. Nó còn là những giải pháp xử lý khủng hoảng hữu hiệu nhất

Sản phẩm Tylenol của Johnson & Johnson

Vào năm 1980, sản phẩm Tylenol của Johnson & Johnson đã bị tẩm thuốc đôc. Điều này đã dẫn đến sự khủng hoảng lan rộng. Để giảm thiêu thiệt hại do khủng hoảng này gây ra, Johnson & Johnson đã áp dụng một số biện pháp PR:

  • Thau toàn bộ sản phẩm Tylenol ra khỏi kệ
  • Thẳng thắn tuyên bố và cảnh báo với người tiêu dùng không mua hay sử dụng Tylenol
  • Johnson & Johnson tạo con dấu chống giả
  • Đào tạo và hướng dẫn nhân viên của Johnson & Johnson thuyết trình cho cộng đồng y tế

Nhờ đó mà Johnson &Johnson đã nhanh chóng lấy lại được danh tiếng cho mình. Trên thực tế, cổ phiếu Tylenol đã tăng trở lại 24%. Nếu trong trường hợp trên, Johnson & Johnson chỉ sử dụng hình thức quảng cáo thôi thì sẽ không thể đat được kết quả trên

Chiến dịch PR từ Biti’s

Khoảng mấy chục năm về trước, Biti’s là thương hiệu giày dép nổi tiếng của Việt Nam về sự bền đẹp với slogan “nâng niu bàn chân Việt”.

Qua thời gian, Biti’s cứ dần dần mất chỗ đứng trên thị trường vào tay những thương hiệu lớn nổi tiếng của thế giới. Biti’s gần như đã bị lãng quên, có nhắc lại cũng chỉ là niềm tiếc nuối.

photo 2 1515379806029 optimized

Năm 2017, đánh dấu sự quay trở lại của Biti’s bằng dòng sản phẩm Biti’s Hunter được xuất hiện trong 2 MV nổi đình nổi đám lúc đó là Lạc trôi và Đi để trở về của Sơn Tùng MTP và Soobin Hoàng Sơn. Giày được bán sạch trong vòng 1 tuần, tạo ra một kỳ tích mới cho thương hiệu quốc dân một thời.

Tiếp đà chiến thắng, Biti’s tung ra phim ngắn “Cảm Hứng Tự Hào Từ Đường Phố” năm 2019 và “Vẽ lên tự hào Việt Nam” năm 2020 lấy cảm hứng của niềm tự hào dân tộc khi chiến thắng dịch Covid 19.

Chiến dịch PR từ Tiki

Chiến dịch mà Tiki thực hiện là “Tiki đi cùng sao Việt” thông qua việc xuất hiện trong hàng loạt các sản phẩm của những nghệ sĩ nổi tiếng tại Việt Nam, đánh vào tập khách hàng là người hâm mộ của những nghệ sĩ đó.

Đặc điểm của những người hâm mộ này là trẻ, có khả năng tiếp thu cái mới, sẵn sàng thử loại hình mua hàng qua mạng và sẵn sàng bỏ tiền để ủng hộ thần tượng.

Ngoài ra còn rất nhiều chiến dịch PR thành công khác không thể liệt kê hết ở đây, chúng ra hẹn nhau một dịp khác lại nói về vấn đề này nhé.

Bài học kinh nghiệm từ những chiến dịch PR hiệu quả

  • Bắt trend, nhanh chóng cập nhật những trend mới để PR sản phẩm của mình.
  • Gây dựng niềm tin, gia tăng thiện cảm của khách hàng thông qua những thông điệp và việc làm ý nghĩa.
  • Chọn đúng dịp phù hợp để tung ra chiến dịch.
  • Xây dựng hình ảnh quảng cáo độc đáo, sáng tạo, khác biệt; gây bất ngờ và tranh cãi.
  • Đánh vào tâm lý tò mò, hiếu thắng, thậm chí là thích được hưởng lợi của khách hàng..
  • Hợp tác với những nhân vật nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn đến tập khách hàng tiềm năng.
  • Khơi dậy niềm tự hào dân tộc từ đó thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm.
  • Thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ khắc sâu vào tâm trí khách hàng.
  • Đẩy mạnh truyền thông trên báo chí, TV, mạng xã hội, Youtube.

Trong thời đại công nghệ nhảy vọt, ngày càng có nhiều công cụ và phương tiện kỹ thuật số hỗ trợ doanh nghiệp cạnh tranh và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Nhưng để đảm bảo tạo được tiếng vang tốt và gia tăng nhận diện thương hiệu thì Tmarketing khuyên bạn nên chọn PR để đầu tư. Chúc doanh nghiệp của bạn luôn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Spam *Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.