Điều gì khiến cho Remarketing lại được nhiều người áp dụng và giữ vai trò quan trong trong chiến dịch quảng cáo trên Facebook ? Remarketing là gì? Làm thế nào để sử dụng chúng hiệu quả ?
Hãy cùng chúng mình tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Remarketing là gì?
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm của Remarketing nhé!
Remarketing (Tiếp thị lại) là một thuật ngữ của ngành Marketing, chúng giúp cho các nhà tiếp thị phân phối lại quảng cáo cho người dùng đã từng ghé thăm vào website của họ hoặc một trang web cụ thể nào đó, nhưng lại không có bất kỳ hành động hay thao tác chuyển đổi. Hiểu đơn giản, chẳng hạn bạn bán sản phẩm son môi, khách hàng tiềm năng vào website của bạn và họ rời đi mà không mua hàng.
Như vậy có thể hiểu cụ thể hơn chính là đưa quảng cáo tới những người đã từng tương tác với sản phẩm, thương hiệu hoặc web/landing page của thương hiệu; đặc biệt là khi khách hàng chưa hoàn tất những hành động mà chủ doanh nghiệp mong muốn như: đặt hàng, mua hàng.
Remarketing có thể được xem như cơ hội thứ hai cho doanh nghiệp của bạn, giúp bạn chuyển đổi, up-sell hay giữ chân khách hàng, những người đã hoặc có thể mua hàng bằng cách tiếp thị lại quảng cáo các mặt hàng trực tuyến.
Remarketing được hiển thị dưới nhiều hình thức đa dạng trên nhiều nền tảng khác nhau như: Google Ads, Facebook Ads, Outbrain
Dù bạn đang tìm kiếm hay lựa chọn một hình thức quảng cáo nào đi chăng nữa thì Remarketing (Tiếp thị lại) sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn cho doanh nghiệp của bạn.
Cách hoạt động của Remarketing
Thuật ngữ Remarketing thường được sử dụng trong các chiến dịch tiếp cận khách hàng thông qua email, với mục tiêu là nhắc nhớ khách hàng về những thao tác mà họ đã ngừng đột ngột hoặc hủy bỏ việc mua hàng mà họ đang tiến hành trước đó (Remind). Ngoài ra, chúng còn được dùng để thực hiện chiến lược gia tăng bán hàng (up-sell) hoặc bán chéo sản phẩm (cross-sell), hoặc những email tiếp thị phù hợp từng giai đoạn trong cuộc đời khách hàng; tất cả được cá nhân hóa phù hợp đến từng người, hoặc chúng được cá nhân hóa phù hợp với hành vi của từng khách hàng khi họ vô tình hay hữu ý để lại trên web/landing page của bạn khi họ truy cập.
Quy trình hoạt động của Remarketing
Bạn thấy QC trên FB -> bạn click vào QC -> QC chuyển bạn về website -> đoạn mã pixel thu thập dữ liệu của bạn (IP, ID facebook …) -> bạn rời khỏi website -> người chạy QC FB dùng dữ liệu thu thập được từ pixel để tiếp tục hiển thị QC đến bạn.
Ví dụ thực tế
Ví dụ: bạn vào Tiki.vn đặt mua vài cuốn sách, bạn hoàn tất hết các công đoạn đến giai đoạn thanh toán thì vì việc gì đó mà bạn thoát trang, và sau đó bạn hoàn toàn quên hoàn tất việc mua sách. Chắc chắn sau đó vài giờ hoặc một ngày bạn sẽ nhận được email từ Tiki nhắc nhớ về việc bạn chưa hoàn thành, đồng thời khéo léo kêu gọi bạn quay lại hoàn thành việc đó; thậm chí đôi lúc họ còn gửi cho bạn cả mã giảm giá để khuyến khích bạn quay lại Tiki.vn và hoàn tất việc mua hàng đang dang dở. Và rồi từ lúc đó, khi đã có thông tin email của bạn thì họ sẽ gửi những email thông báo cho bạn những thông tin về những món hàng đang có giá tốt, đang giảm giá sâu, món hàng đang rất hot trên thị trường mà có thể bạn quan tâm … hoặc đơn giản là những món hàng tương tự như món hàng bạn đã từng mua. Đó chính là Tiếp thị lại (Remarketing)
Hoặc cụ thể hơn với ví dụ bên trên, có một khách hàng đã đăng ký thông tin yêu cầu mở dòng thẻ ghi nợ quốc tế của ngân hàng VIB, tuy nhiên trong quá trình điền form, khách hàng đã phát hiện ra một vài vấn đề liên quan đến mở thẻ, thế là việc đăng ký đã không hoàn thành khi khách hàng không nhấn nút Đăng ký. Hệ thống website của VIB đã ghi nhận và gửi một email nhắc nhở khách hàng về nội dung này nhằm khuyến khích khách hàng đăng ký sản phẩm của họ.
Xem thêm: Hướng dẫn cách truy cập deep web
Tại sao phải Remarketing?
Theo khảo sát, chỉ khoảng 1% khách hàng sẽ mua sản phẩm ở lần đầu tiên sau khi xem sản phẩm. Và phần lớn, khách hàng sẽ phát sinh nhu cầu mua hàng ở lần thứ 2, thứ 3 thậm chí là thứ 4 sau khi nhìn thấy sản phẩm. Có rất nhiều lý do để khách hàng không thực hiện hành vi mua hàng sau lần đầu tiên, chẳng hạn như:
- Chưa có sẵn kinh phí
- Tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân
- Chưa có nhu cầu đối với sản phẩm/dịch vụ
Tuy nhiên, nếu bạn xuất hiện thường xuyên trong tâm trí khách hàng thì mọi chuyện sẽ khác. Khách hàng sẽ nhớ đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Nói không đâu xa, bản thân mình cũng vậy, mình cũng thường mua hàng và những lần bị remarketing trên Facebook. Mấy hôm trước, mình có ý định mua một chiếc áo và đã ghé một trang web để lựa. Sau một hồi lựa chọn, mình có việc bận phải đi ra ngoài thế là mình bỏ ngang việc đặt hàng trên website đó. Và mình cũng quên sản phẩm đó luôn.
Tuy nhiên, shop đó đã chạy remarketing lại đúng sản phẩm mình tính mua và không cho mình lãng quên chúng. Và hiển nhiên, mình đã nhớ ra, sau đó tiến hành thanh toán chúng sau khi quảng cáo đó xuất hiện trên News Feed Facebook.
Từ câu chuyện của mình các bạn thấy Remarketing đã phát huy tác dụng mạnh mẽ. Tuy nhiên, đât chỉ là một trong số ít trường hợp mua hàng thông qua chiến dịch Tiếp thị lại trên Facebook.
Bạn đã từng gặp trường hợp giống mình chưa?
Remarketing nhắm đến đối tượng nào?
Remarketing hướng đến 5 nhóm đối tượng sau:
- Nhóm khách hàng truy cập vào website của bạn nhưng không mua hàng: bạn có thể xác định được nhóm khách hàng truy cập N lần, trong N lần truy cập là giá trị do bạn hạn định
- Nhóm khách hàng đã mua hàng và chi trả một khoản tiền X đồng, trong đó X là giá trị giới hạn mà bạn đặt ra
- Nhóm khách hàng truy cập lần đầu thông qua các loại hình quảng cáo như: quảng cáo từ khóa, banner,…và lần thứ hai truy cập thông qua thiết bị di động vào website mà không thông qua quảng cáo
- Nhóm khách hàng đã hoàn thanh mục tiêu mua sắm trong vòng N ngày, trong đó N là số ngày được bạn hạn định
- Nhóm khách hàng đã xem mục thứ nhất trong webisite của bạn hơn 1 lần trong N ngày qua. Chẳng hạn, khách hàng xem mục tin tức về sản phẩm “AC” 3 lần trở lên trong 1 ngày thì sẽ bị quảng cáo Remarketing của bạn bám đuôi khi truy cập vào các website, báo điện tử có liên kết với Google
Những hiệu quả mà doanh nghiệp có thể đạt được với Remarketing (tiếp thị lại) là gì?
Không thể phủ nhận một điều, Remarketing là một phần không thể thiếu trong bất kỳ chiến dịch Digital Marketing.
- Luôn tương tác với mục tiêu: theo thống kê, hầu hết 96% khách hàng truy cập của bạn sẽ rời đi mà chưa chuyển đổi và có 49% truy cập một website từ 2-4 lần trước khi tiến hành mua hàng. Chúng ta không thể vuột mất những khách hàng đầy tiềm năng này. Remarketing (tiếp thị lại) sẽ giúp chúng ta theo dõi nhứng nhóm khách hàng đó, để thu hút họ truy cập vào website của bạn
- Rẻ hơn: quảng cáo của bạn chỉ phục vụ cho những người muốn xem, có nghĩa là nhiều người hơn vẫn sẽ ấn vô quảng cáo của bạn. Bạn đang chi tiêu ít tiền hơn cho lượng truy cập có chất lượng hơn.
- Tăng nhận thức về thương hiệu: có khoảng 43% các doanh nghiệp sử dụng hình thức Tiếp thị lại, để tăng độ nhận diện thương hiệu online. Với Remarketing, bạn có thể thiết lập nhận thức về thương hiệu trong giai đoạn đầu của quá trình mua. Việc này sẽ giúp khách hàng của bạn quay trở lại khi họ sẵn sàng mua hàng.
- Tăng cơ hội chuyển đổi: có rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng Remarketing để thu hút khách hàng. Tiếp thị lại sẽ giúp công ty bạn tăng lượng khách truy cập bằng cách hiển thị bài viết quảng cáo ở những nơi như website tin tức, blog, bài viết. Bên cạnh đó, bạn có thể tạo ra những thông điệp tùy chỉnh để thu hút khách hàng truy cập lại trang web sau khi hoàn tất bước mua hàng. Đồng thời, số lần khách hàng tiềm năng nhìn thấy quảng cáo của bạn cực kỳ quan trọng khi họ đã sẵn sàng mua hàng. Đa số, mọi người thường có nhiều khả năng nua hàng sau khi quay lại trang web lần thứ hai, thứ ba hoặc thứ 4, bởi vì họ đã xem qua trang web của bạn, sản phẩm/dịch vụ trở nên quen thuộc hơn.
- Giành khách hàng của đối thủ cạnh tranh: với Remarketing, quảng cáo của bạn được hiển thị trên trình duyệt của khách hàng sau khi họ truy cập của bạn hoặc tra cứu một từ khóa cụ thể. Điều đó đồng nghĩa với việc, bạn có thể hướng đến mục tiêu những người đã truy cập vào website có liên quan đến sản phẩm, kể cả đối thủ cạnh tranh.
Lợi ích & Rủi ro của một chiến dịch Remarketing là gì?
Quảng cáo được nhắm mục tiêu (Targeted Ads)
Tiếp cận đúng nhóm khách hàng tiềm năng và dễ dàng tùy chỉnh nhóm đối tượng chính là ưu điểm hằng đầu của Remarketing (Tiếp thị lại). Bạn có thể thay đổi nhóm khách hàng bị theo đuổi để phù hợp với loại hình dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp mình nhằm mang lại kết quả cao nhất
Nhận thức về thương hiệu
Quảng cáo Remarketing có khả năng hiển thị rộng khắp và có chiều sâu, điều này sẽ giúp cho khách hàng có nhiều khả năng ghi nhớ doanh nghiệp của bạn. Đồng thời, quảng cáo của bạn có thể hiển thị trên các website của các công ty lớn, trong đó có Youtube. Điều này góp phần thúc đẩy hình ảnh tin cây, uy tín của công ty ngay cả khi chuyển đổi không đến với bạn ngay lập tức.
Giá thấp
Chắc chắn rằng Remarketing sẽ có chi phí rẻ hơn so với các chiến dịch AdWords., bởi vì quảng cáo của bạn chỉ phục vụ cho những người muốn xem chúng. Nhiều chiến dịch Remarketing (Tiếp thị lại) có chi phí ít hơn 1/3 so với chiến dịch tổng thể và tạo một tỷ lệ phần trăm chuyển đổi tốt.
Xem thêm: Dịch vụ dịch vụ thiết kế website trọn gói chuẩn SEO tại Tmarketing với giao diện chuyên nghiệp, đầy đủ các tính năng ở đa dạng lĩnh vực.
Quảng cáo hình ảnh
Với Remarketing, bạn có thể sử dụng quảng cáo hình ảnh, văn bản, điều này có nghĩa rằng bạn sẽ tạo ra được những quảng cáo đẹp, bắt mắt cho công ty của mình, Việc này có tác dụng nâng cao hiệu quả của chiến dịch và liên kết với hình ảnh thương hiệu.
Bên cạnh những lợi ích cũng tồn tại một rủi ro chính là nếu quảng cáo của bạn thiết kế không đẹp, không bắt mắt hoặc chỉ sử dụng quảng cáo dựa trên văn bản, chúng có thể ảnh hưởng đến số lượt click chuột mà bạn nhận được.
Khác Biệt Giữa Remarketing Và Retargeting
Retargeting có phải là Remarketing không? Tất nhiên là không, vì nếu chúng là 1 thì đã không tồn tại 2 thuật ngữ này rồi!
Remarekting là “tiếp thị lại” còn Retargeting là “nhắm chọn lại”. Retargeting được sử dụng để tiếp cận lại khách hàng đã truy cập vào website tuy nhiên chưa có nhu cầu mua hàng bằng các quảng cáo trả phí.
Có thể hiểu Remarketing là thuật ngữ rộng hơn Retargeting. Remarketing có thể triển khai dưới nhiều hình thức nhưng đa phần sử dụng trong Email marketing. Còn Retargeting thường sử dụng quảng cáo trả tiền để đeo bám khách hàng.
Remarketing tập trung vào giỏ hàng: đeo bám chừng nào có chuyển đổi thành sale thì thôi.
Retargeting tập trung phủ nhiều kênh ads, mục đích là để thu hút khách truy cập vào site của bạn 1 lần nữa. Retargeting là việc giữ thương hiệu trong tâm trí của những người mà đã mua sản phẩm. Lặp lại việc truyền tải thông điệp. Đó là khoản lợi nhuận đầu tư tích cực từ góc nhìn cú nhấp chuột. Khi ai đó truy cập và kiểm tra website của chúng ta, họ click, họ lướt, chúng ta muốn định kỳ nhắc nhở họ rằng chúng ta tồn tại.
Nếu bạn nội dung này bổ ích, hãy để lại comment bên dưới và theo dõi Tmarketing chúng mình nhé.
Chúc các bạn thành công!