Bán lẻ (Retail hay Retailing) là loại hoạt động trong kinh doanh được đa số doanh nghiệp sử dụng. Bởi nó đem đến một số lợi ích nhất định và dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng. Vậy retail marketing là gì? Vai trò của nó ra sao? Hãy cùng giải đáp qua bài viết sau nhé!
Retail marketing là gì?
Retail marketing được dịch thành bán lẻ, khái niệm này đề cập đến một quy trình bắt đầu từ việc cửa hàng bán lẻ mua các mặt hàng từ nhà sản xuất, nhà buôn hoặc công ty bán lẻ lớn.
Bán lẻ – Retailer bắt nguồn từ thuật ngữ Tailor – người thợ cắt may, ý muốn nói đến sự phân nhỏ và chia lẻ hàng hoá trong kinh doanh. Cụ thể, “Bán lẻ là các hoạt động kinh doanh liên quan đến việc bán hàng hoá và dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng với mục đích cá nhân hoặc gia đình. Đây cũng là khâu cuối cùng trong quá trình phân phối từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng” (Retail Management: A Strategic Approach, 2018).
Điều này có thể hình dung qua mô hình kinh doanh marketing bán lẻ. Gồm 3 bước:
- Nhà bán lẻ lại sản phẩm từ các doanh nghiệp cung cấp.
- Các nhà bán lẻ quảng cáo những sản phẩm đó tới người tiêu dùng.
- Người tiêu dùng đến và mua sản phẩm từ cửa hàng của nhà bán lẻ đó.
Theo mô hình trên, các cửa hàng bán lẻ hoạt động như một trung gian, giữ kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp:
- Nhà bán lẻ bán các sản phẩm để các nhà sản xuất không phải lo lắng về việc thiết lập một cửa hàng.
- Giúp phân phối sản phẩm tới người dùng dễ dàng hơn.
- Nhà bán lẻ tạo ra doanh thu từ việc bán hàng.
Như vậy, mỗi bên được hưởng lợi từ bên kia, cũng như giữ cho mỗi phần của chuỗi đều thu được lợi nhuận. Mô hình bán lẻ với quy mô lớn thường gặp là những siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Bán lẻ không chỉ đơn thuần là một bài kiểm tra kiến thức về khái niệm doanh thu, chi phí của các nhà kinh doanh và marketer. Đó còn là một cuộc chơi thực tế đòi hỏi người chơi có sự gan góc và khả năng ứng biến linh hoạt, nhất là khi thị trường đang có những bước chuyển mình quan trọng trong kỷ nguyên số và chịu tác động nặng nề của COVID-19.
Xem thêm: Những khái niệm tổng qua trong javascript mà bạn cần nắm
Vai trò của Retail marketing
Retail đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, giúp mang sản phẩm tới tận tay khách hàng. Càng nhiều nhà bán lẻ “phủ sóng” khắp nơi trên đất nước, sản phẩm càng dễ dàng đến tay người tiêu dùng. Hơn nữa, các nhà bán lẻ cũng bao gồm đội ngũ nhân viên bán hàng, nhân viên chăm sóc, tư vấn cho khách hàng nên dễ dàng có được sự tin cậy, ưa chuộng từ khách hàng. Từ đó, khách hàng sẽ ngày càng gắn bó với sản phẩm.
Sự xuất hiện của các nhà bán lẻ giúp thúc đẩy sự tiêu thụ hàng hóa. Đồng thời, nó cũng giúp các nhà máy sản xuất tập trung vào sản xuất sản phẩm, giúp các nhà bán buôn tập trung phân phối sản phẩm với số lượng lớn.
Không chỉ hữu ích trong việc tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. Retail còn rất hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh của khách hàng với sản phẩm , nhất là với những mặt hàng điện tử. Khi mua hàng từ các nhà bán lẻ, khách hàng có thể nhanh chóng nhận được sự bảo hành nếu như sản phẩm có bất kỳ vấn đề gì. Giả dụ như không có các nhà bán lẻ, để có thể liên hệ với những nhà bán buôn còn khó chứ đừng nói liên hệ được với nhà máy sản xuất. Mà dù có liên hệ được thì thời gian xử lý cũng rất lâu vì đối với nhà máy sản xuất, so với việc sản xuất hàng hóa thì nhiệm vụ xử lý các vấn đề của khách hàng chỉ là một phần rất nhỏ. Ngược lại, ngoài việc bán hàng, thì vấn đề chăm sóc khách hàng cũng là nhiệm vụ chính của những nhà bán lẻ.
Ưu nhược điểm của chiến lược Retail marketing
Ưu điểm
- Cung cấp cho bạn một bức tranh toàn cảnh về hàng tồn kho, vận chuyển, dòng tiền,…
- Dễ dàng đo lường được hiệu quả kinh doanh cũng như đưa ra các chiến lược phù hợp trong tương lai.
- Giúp việc tiếp thị sản phẩm và khách hàng ở phạm vị rộng lớn hơn.
- Tối ưu ngân sách đầu tư, mở rộng thị trường kinh doanh mà không cần phải mở thêm nhiều cửa hàng.
- Phát triển, quảng bá thương hiệu với mức độ phủ sóng cao hơn.
- Tiết kiệm được thời gian trong việc chăm sóc khách hàng, tăng lượt chuyển đổi chốt đơn thành công.
Nhược điểm
- Hiệu suất bán hàng giảm nếu mô hình vận hành không phù hợp, chiến dịch marketing không đánh trúng vào đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Tiềm ẩn những rủi ro về nguồn tài chính lẫn nhân lực nếu không đảm bảo các hoạt động trên các kênh bán hàng.
- Mất nhiều thời gian để lựa chọn, kiểm chứng cho kênh bán hàng hiệu quả.
- Không bị phụ thuộc quá nhiều vào một nền tảng duy nhất.
Tại sao cần áp dụng chiến lược Retail marketing?
Danh tiếng của những “gã khổng lồ” trong ngành bán lẻ như Walmart, Amazon, Costco, Tesco chắc không còn xa lạ với chúng ta hiện nay, chúng giúp bạn nhận ra rằng, bán lẻ không còn là câu chuyện mua bán tại các cửa hàng truyền thống như nhiều năm về trước, mà đó là sự trỗi dậy của các mô hình bán lẻ mới trong kỷ nguyên số.
Sự phát triển của mạng xã hội, thiết bị thông minh đã thay đổi đáng kể hành vi của người tiêu dùng. Đặc biệt là trong bối cảnh thị trường bán lẻ cạnh tranh 24/7 và 365 ngày/năm trên các nền tảng số, người tiêu dùng sẽ ưu tiên lựa chọn những cách thức giao dịch thuận tiện nhất. Cùng với đó, “cơn ác mộng” COVID-19 mang đến cho họ những nỗi bất an và trở nên cẩn trọng hơn khi “mở hầu bao” mua sắm.
Xem thêm: Đơn vị làm website uy tín tại Tmarketing với giao diện chuyên nghiệp, đầy đủ các tính năng ở đa dạng lĩnh vực.
Những thách thức này đã thúc đẩy các công ty bán lẻ luôn phải chủ động để thích ứng kịp thời với những thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời sử dụng phương pháp tiếp cận đa kênh để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm liền mạch, dù họ đang mua sắm trực tuyến hay tại một cửa hàng truyền thống. Bên cạnh đó, ngành bán lẻ cũng mang những đặc thù như: bán hàng với số lượng nhỏ, nhu cầu của khách hàng đa dạng, mô hình bán lẻ tiến hoá liên tục. Đó cũng chính là lý do mà các hình thức marketing thông thường vẫn chưa thực sự giải quyết những vấn đề hiện hữu, mà cần phải “may đo” một công thức riêng cho ngành bán lẻ – Retail Marketing.
Các loại Retail marketing phổ biến hiện nay
Giá Retail: Giá Retail là mức giá được đề xuất cho các nhà bán lẻ. Mức giá này thường được nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên khi bán cho nhà bán buôn lại bán theo một mức giá thấp hơn.
Retail Manager: Retail Manager là nhà bán lẻ có trách nhiệm điều hành, quản lí hoạt động bán lẻ tại các cửa hàng, nhằm tối đa hóa lợi nhuận, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, giảm thiểu chi phí bán hàng.
Retail Audit: Retail Audit là người cập nhật doanh số bán hàng, nắm được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Đồng thời, Retail Audit cũng phân tích được hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh khác, sau đó đưa ra được giải pháp cho cửa hàng bán lẻ để kinh doanh hiệu quả.
Retail banking: Retail banking (ngân hàng bán lẻ) là những “cửa hàng” chuyên về các dịch vụ tài chính như các khoản vay tín dụng, vay trả góp, thế chấp nhà ở, dịch vụ gửi tiền,…
Retail Marketing khác gì với Trade Marketing?
Điểm chung của Retail Marketing và Trade Marketing chính là đều liên quan mật thiết đến ngành bán lẻ, vì lẽ đó các marketer thường bị nhầm lẫn chúng không có điểm khác biệt.
Trade Marketing xoay quanh những hoạt động gắn kết quan hệ giữa nhãn hàng và các đối tác bán lẻ của họ, thường phổ biến trong ngành FMCG, thông qua các chương trình khuyến mãi, trưng bày sản phẩm nổi bật tại các điểm bán để thu hút người tiêu dùng mua hàng.
Trong khi đó, Retail Marketing là câu chuyện của nhà bán lẻ thấu hiểu nhu cầu khách hàng của chính họ về sản phẩm và dịch vụ, từ đó tìm cách nâng cao trải nghiệm mua sắm và thúc đẩy lượng khách đến cửa hàng hoặc lưu lượng truy cập trang web thương mại điện tử, cuối cùng là gia tăng doanh số bán hàng.
Marketer nên tránh nhầm lẫn hai khái niệm này để xây dựng chiến lược phù hợp cho thương hiệu bán lẻ của mình.
Những lưu ý khi áp dụng chiến lược Retail marketing
- Kỹ năng theo sát với hệ thống bán lẻ: Trong quá trình thực chiến, marketer luôn phải hiểu rõ quy trình và các yếu tố then chốt của hệ thống bán lẻ của mình. Bạn cần nắm rõ và theo sát nhu cầu khách hàng, luôn luôn lắng nghe và giữ kết nối với lực lượng kinh doanh cấp cao từ Giám đốc chi nhánh (Branch Director), Giám đốc vùng (Regional Sales Manager – RSM), Quản lý khu vực (Area Sales Manager – ASM) đến từng Cửa hàng trưởng (Store Manager – SM) để tối ưu hiệu quả chiến dịch marketing.
- Tinh thần sẵn sàng đổi mới, sáng tạo: Với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, marketer luôn cần phải “chuyển bài” liên tục, ứng biến linh hoạt để đáp ứng nhu cầu mua sắm “muôn hình vạn trạng” của người tiêu dùng. Chúng ta cần tư duy “từ 0 đến 1” tức là phát triển, đổi mới theo chiều dọc hoặc chiều sâu, sáng tạo thay vì sao chép những công thức có sẵn mà chưa phù hợp với thực tế tại doanh nghiệp bán lẻ.
- Tư duy marketing xuất phát từ Khách hàng – Thị trường – Đối thủ: Bên cạnh bám sát khách hàng mục tiêu, marketer còn phải có khả năng đoán được và nhận diện được sự thay đổi chóng mặt của thị trường và sức mua, đồng thời tính toán được cách “tung đòn” của các đối thủ để chủ động xây dựng chiến lược và “bản đồ hành quân” sắc bén trong từng chiến dịch marketing của mình. Đây cũng chính là 3 trụ cột cần và đủ trong tư duy của bất kỳ marketer nào trong ngành bán lẻ.
Tmarketing hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp được nhiều cho bạn. Chúc bạn luôn thành công!