SEO Audit là gì? Hướng dẫn Audit Website tổng thể từ A đến Z

SEO Audit là một yếu tố cần có khi bạn muốn tối ưu website của mình. SEO Audit là một quá trình kiểm soát website để đánh giá sự thân thiện với công cụ tìm kiếm của một trang web trong một số khu vực chi tiết. Việc thực hiện kiểm soát tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO Audit) của trang web của bạn là rất quan trọng vì nhiều lý do.

Vậy SEO Audit là gì? Vì sao cần Audit website? Audit tổng thể website giúp bạn biết được rằng website của bạn đang bị lỗi gì. Từ đó, bạn có thể cải thiện tổng thể hiệu suất SEO trên toàn bộ website. Điều này giúp tăng trưởng tổng thể thứ hạng từ khóa cũng như cụ thể các trang SEO. Cùng Tmarketing tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

SEO Audit là gì? Hướng dẫn Audit Website tổng thể từ A đến Z

SEO Audit là gì?

SEO Audit là quá trình kiểm tra, đánh giá tình trạng của một website xem nó đã được tối ưu như thế nào, đến đâu. Đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí liên quan như content, onpage, offpage… SEO Audit còn có nghĩa là “kiểm toán việc tối ưu hóa với công cụ tìm kiếm”.

Thự hiện SEO Audit giống như là việc “khám chữa bệnh” cho một website. Để kiểm tra xem “sức khỏe” của website có tốt hay không không và đưa ra phương hướng xử lý phù hợp. Khi áp dụng phương pháp SEO Audit đúng cách, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quát về website của mình như: Vấn đề của website, lượng truy cập của website, phân tích từ khóa, cải thiện các khía cạnh kỹ thuật của website,…

Bạn nghĩ SEO Audit là một quá trình khá phức tạp phải không? Vì bạn cần phải phân tích nhiều khía cạnh của doanh nghiệp để xác định được cái gì đang hiệu quả và cái gì cần cải thiện. Thế nhưng, mục tiêu cuối cùng vẫn là “Làm thế nào để cải thiện thứ hạng?”

SEO Audit là gì? Hướng dẫn Audit Website tổng thể từ A đến Z

Vai trò của SEO Audit

SEO Audit bao gồm kế hoạch và chiến lược cho quá trình làm của bạn, bạn sẽ dễ dàng đo lường, đánh giá và thống kê được hiệu quả tốt hơn. nó sẽ giúp cho bạn làm một cách có trình tự, bài bản và chuyên nghiệp.

Với cách làm việc khoa học, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí và tối ưu được hiệu quả một cách tốt nhất. Hiện nay, có rất nhiều công cụ hỗ trợ bạn thực hiện công việc. Tuy nhiên, các công cụ này đa phần chỉ xem xét và đưa ra các đánh giá từ các tiêu chí của những cỗ máy tìm kiếm.

Các công cụ không thể đưa ra cho bạn một kế hoạch và chiến lược tốt bằng con người hoặc các chuyên gia. Ngoài ra, bởi vì các nhà cung cấp công cụ tìm kiếm cũng thường xuyên thay đổi và cập nhật thuật toán. Điển hình như Google bắt đầu từ năm 2011 đã tuyên bố sẽ có khoảng 500 cập nhật mỗi năm.

Các công cụ hỗ trợ thường được cập nhật chậm các tiêu chí mới chậm hơn vì phải mất một quá trình chỉnh sửa và cập nhật cho nó. Do đó, nếu như bạn thật sự quan tâm và đầu tư quảng bá thương hiệu thông qua các cỗ máy tìm kiếm, bạn nên sử dụng từ các công ty cung cấp dịch vụ. Bởi vì đây là công việc thường xuyên của họ cũng là những người luôn nắm bắt và theo dõi những cập nhật mới.

Tóm lại, SEO Audit sẽ giúp cho bạn biết được những công việc cần phải thực hiện và triển khai để website của bạn được các bộ máy tìm kiếm đánh giá cao. Từ đó, bạn có thể thu hút được một lượng truy cập và khách hàng tiềm năng.

SEO Audit là gì? Hướng dẫn Audit Website tổng thể từ A đến Z

Các công cụ hỗ trợ cho quá trình Audit Website

Dưới đây là các công cụ phổ biến mà bạn có thể sử dụng khi thực hiện SEO Audit:
  • Google Analytics
  • Google Search Console
  • Google PageSpeed Insights
  • Google’s Structured Data Testing Tool
  • Ahrefs (dùng thử 7 ngày)
  • Copyscape
  • SERP Simulator
  • Web Page Word Counter
Không hẳn 8 công cụ trên đều cần thiết. Do đó, bạn có thể tham khảo và lựa chọn một công cụ yêu thích và hữu ích nhất cho quá trình SEO Audit của mình.
 
Xem thêm: Cách tạo trang tác giả wordpress nhanh chóng, hiệu quả.

Những điều nên và không nên khi Audit website

SEO Audit là cần thiết! Nhưng khi tiến hành nó, bạn cũng cần tuân thủ một vài nguyên tắc nhất định để tránh tình trạng lãng phí thời gian mà không thu lại được kết quả gì.

SEO Audit là gì? Hướng dẫn Audit Website tổng thể từ A đến Z

Những điều nên khi triển khai Audit website

Điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là bạn cần triển khai SEO Audit một cách toàn diện. Từ các thành phần cấu trúc đến nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hiển thị SEO của website của bạn.

Nó sẽ cung cấp một bức tranh toàn cảnh về những gì đang xảy ra trên website của bạn. Nếu có sự cố nào đó không được hiển thị trong kết quả thì bạn sẽ dễ đi chệch hướng và đưa ra những điều chỉnh không đúng đắn.

SEO Audit phải dễ hiểu ! Với tư cách là chủ doanh nghiệp, bạn nên liên kết các vấn đề lại với nhau để tìm hiểu các sự cố SEO đang ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu hoặc lợi nhuận. Sau đó, đưa ra các giải pháp để cải thiện tình hình và tăng doanh thu trở lại.

Cuối cùng! Sau khi audit xong, bạn phải thiết lập được những kế hoạch khả thi, vạch rõ lộ trình rõ ràng để nhanh chóng xử lý các sự cố. Mục đích quan trọng nhất của SEO Audit là phát hiện những lỗi mà website của bạn đang gặp phải và đưa ra phương án giải quyết hợp lý.

Xem thêm:  Crawl là Gì? Yếu tố quan trọng cần biết về Web Crawler 2021

Những điều không nên khi thực hiện SEO Audit

Bạn không cần quá gấp gáp, vội vàng thực hiện SEO Audit. Đơn giản là bạn chỉ cần dành thời gian để tìm nguyên nhân gốc rễ ảnh hưởng đến website của bạn. Thời gian audit tùy thuộc vào quy mô của website, thông thường là từ 2-6 tuần.

Người triển khai SEO Audit cần phải nghiên cứu kỹ càng và xem xét nhiều khía cạnh để xác định rõ gốc rễ của vấn đề. Sau đó mới đưa ra quyết định nên thực hiện những thay đổi nào trên website. Tuy nhiên, trước khi muốn thực hiện những thay đổi đó, SEOer cần phải làm báo cáo chi tiết để gửi cho các chủ sở hữu website.

SEO Audit là gì? Hướng dẫn Audit Website tổng thể từ A đến Z

Bạn không nên áp dụng một chuẩn SEO Audit cho tất cả các website. Bởi không phải tất cả website đều nhất thiết phải có đầy đủ các yếu tố kỹ thuật. Do đó, phụ thuộc vào quy mô, loại và mục đích của website mà áp dụng cách audit phù hợp.

Checklist SEO Audit website

Trên thực tế, mỗi website sẽ áp dụng mỗi cách SEO Audit khác nhau. Tuy nhiên, bạn cũng không thể bỏ qua được các yếu tố kỹ thuật cơ bản của SEO như sơ đồ website, các lỗi của máy chủ và siêu dữ liệu.

Ở cấp bậc cao hơn, khi triển khai SEO Audit thì cần phải xem xét về khả năng truy cập, khả năng index và tối ưu hóa.

Các bước hướng dẫn Audit Website tổng thể từ A đến Z

Bước 1: Website chỉ xuất hiện trên 1 URL

Hãy đảm bảo rằng website của bạn chỉ hoạt động trên 1 URL duy nhất.

Lấy ví dụ: bạn có 4 đường dẫn đến website của bạn như:

  • http://yourdomain.com
  • http://www.yourdomain.com
  • https://yourdomain.com
  • https://www.yourdomain.com

Hãy trỏ đường dẫn về duy nhất vào 1 đường dẫn mà bạn mong muốn, ở đây chúng tôi khuyên bạn nên chọn đường dẫn https://yourdomain.com. Chắn chắn rằng bạn chỉ truy cập được URL đó, những cái khác nên được chuyển hướng 301 sang đường dẫn này.

Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng https: // (www hoặc không phải www) vì Google có một chút tăng thứ hạng cho các trang web hỗ trợ SSL. Không những vậy, khi bạn sử dụng giao thức này, nó cũng giữ cho trang web của bạn an toàn và tăng sự tin tưởng. Bạn có thể nhận chứng chỉ SSL miễn phí cho trang web của mình từ Let Encrypt.

SEO Audit là gì? Hướng dẫn Audit Website tổng thể từ A đến Z

Bước 2: kiểm tra việc thu thập dữ liệu trang web

Trước tiên, chúng ta cần bắt đầu thu thập dữ liệu trang web đang chạy trong nền. Các bạn nên tiến hành kiểm tra toàn bộ dữ liệu trên trang của mình theo cùng một cách như Google thu thập dữ liệu. Trong đó, các bạn nên kiểm tra từng bài viết, từng tiêu đề và nội dung bên trong xem có phù hợp hay không. Các chi tiết này tuy hơi mất thời gian, nhưng lại mang hiệu quả rất lớn nếu như các bạn kiểm tra tổng quát trang web đầy đủ

Có khá nhiều công cụ phân tích SEO có khả năng làm điều này, chẳng hạn như:

  • Screaming Frog  (£149/năm);
  • Beam Us Up (miễn phí)

Ở bước này, chúng tôi xin hướng dẫn các bạn Seo Audit với Ahrefs nhé, vì đây là công cụ rất được giới Seoer tại Việt Nam sử dụng:

Các bạn có thể bấm vào Site Audit > New Project > Paste domain in the ‘Scope & seeds’ section > Uncheck any 301 redirects.

Sau đó bấm “Next”. Nào hãy vào và kiểm tra ngay thôi!

SEO Audit là gì? Hướng dẫn Audit Website tổng thể từ A đến Z

Bước 3: Kiểm tra các vấn đề về lập chỉ mục

Để có thể kiểm tra số lượng URL được lập chỉ mục rất đơn giản, bạn chỉ cần truy cập vào Goolge Search Console.

Google Search Console > Trạng thái lập chỉ mục

Nếu như bạn muốn kiểm tra trang web mà không có Console của trang web đó? Đừng lo lắng, tìm kiếm trong Google bằng cách sử dụng cú pháp site:domaincuaban

Khi bạn thấy số lượng bài viết được index thấp hơn số bài viết hiện có trên trang thì hãy kiểm tra ngay nhé! Đừng lãng phí bất cứ một URL bài viết nào trên trang của bạn!

Bước 4: Kiểm tra tên thương hiệu

Ở bước này, các bạn chỉ cần truy cập Google và tìm kiếm chính tên thương hiệu hoặc các sản phẩm, dịch vụ có gắn liền tên thương hiệu của bạn. Trừ khi trang web của bạn rất mới (hoặc thương hiệu là một cụm từ rất chung chung), thì tất nhiên trang web của bạn sẽ xuất hiện đầu tiên trong bảng tìm kiếm.

Nếu bạn không xếp hạng ở vị trí một nhưng lại xếp hạng thấp hơn trong kết quả, thì rất có thể Google nghĩ rằng một trang web khác là kết quả phù hợp hơn cho thuật ngữ mang nhãn hiệu đó. Đây là một trong những vấn đề bạn gặp phải khi bạn sử dụng một từ chung chung làm tên thương hiệu của bạn; có thể Google rất khó xếp hạng cho website của bạn vì hầu hết mọi người không muốn xem trang web của bạn khi tìm kiếm thuật ngữ hay sản phẩm có tên thương hiệu.

Vậy giải pháp cho trường hợp tên thương hiệu của bạn không xuất hiện ở vị trí đầu tiên là gì?

SEO Audit là gì? Hướng dẫn Audit Website tổng thể từ A đến Z

Các bạn nên lên kế hoạch để xây dựng thương hiệu cho mình bằng cách:

  • Xây dựng một số liên kết mạnh, có thương hiệu;
  • Chạy một chiến dịch PR có liên kết từ các trang web nổi tiếng lớn, các bạn có thể chạy quảng cáo Facebook hoặc Google đều được.
  • Xây dựng một số trích dẫn trên danh bạ doanh nghiệp;
  • Đảm bảo trang web có danh sách Google Business;
  • Đảm bảo trang web có sự hiện diện trên tất cả các mạng xã hội lớn như Facebook, LinkedIn, Tumblr

Nếu hầu hết mọi người tìm kiếm thuật ngữ thương hiệu trực tuyến trên mạng đang tìm kiếm doanh nghiệp của bạn, thì Google sẽ bắt đầu hạ cấp các trang web khác và đẩy bạn lên hàng đầu. Nhưng nếu bạn không ở đâu trong SERPs thì sao? Nếu bạn đã loại trừ các vấn đề về lập chỉ mục, thì đã đến lúc bạn nên để tâm cho các vấn đề sâu hơn, chẳng hạn như các hình phạt thủ công hoặc dính thuật toán nặng.

Tôi khuyên bạn nên kiểm tra Google Search Console xem có dấu hiệu nào của hình phạt không.

Bước 5: Kiểm tra các thẻ tag đã đúng tiêu chí SEO

Hãy bắt đầu bằng cách kiểm tra một vài nguyên tắc cơ bản trên trang. Tôi khuyên bạn nên bắt đầu với trang chủ, nhưng bạn cũng nên làm điều này cho các trang quan trọng khác trên trang web của bạn.

Xem thêm:  Google Search Console là gì? Hướng dẫn Sử dụng

SEO Audit là gì? Hướng dẫn Audit Website tổng thể từ A đến Z

Để làm cho mọi thứ dễ dàng, bạn nên tự mình trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Trang có thẻ tiêu đề có nội dung tốt, có thúc đẩy mong muốn cho người dùng nhấp chuột không?
  • Có một mô tả meta tùy chỉnh? Được tối ưu hóa để tối đa hóa nhấp chuột?
  • Có phải chỉ có một thẻ H1 ? Nó có được tối ưu hóa tốt không?
  • Các tiêu đề phụ ( H2 , H3 , v.v.) có được sử dụng đúng không?

Ở trong quá trình này, các bạn nên triển khai thật tốt các yếu tố về tiêu đề, mô tả, số lượng phân bố các keyword trên cả trang chủ, các trang danh mục, và trên tất cả các URL sản phẩm và cả trên bài viết. Các tiêu đề phụ nên được sử dụng hợp lý để chia nhỏ nội dung của từng trang. Cố gắng tránh sử dụng các cụm từ chung chung (nhiều thông tin khác, thông tin chi tiết, phạm vi, v.v.) trong các tiêu đề phụ.

Bước 6: Kiểm tra nội dung trùng lặp

Google rất ghét các trang web có nội dung trùng lặp với nhau. Chắc chắn rằng bạn sẽ dính ngay thuật toán Panda nếu có quá nhiều nội dung trùng lặp trên trang web. Nội dung trùng lặp trên nhiều trang trên trang web của bạn là xấu. Nhưng khi nó được sao chép trên các trang web khác, nó thậm chí còn tồi tệ hơn.

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các vấn đề nội dung trùng lặp tiềm năng trên web với Copyscape .

Vấn đề ở đây là Google có thể bị nhầm lẫn là ai là tác giả gốc của nội dung, khiến trang web bị xếp hạng sai.

Bước 7: Kiểm tra tốc độ load trang web

Từ lâu, người ta đã xác nhận rằng tốc độ trang web là một trong nhiều yếu tố xếp hạng của Google. Công cụ Insights PageSpeed ​​của Google luôn luôn được chúng tôi nhắc đến trong nhiều bài viết.

Các bạn có thể tham khảo thêm ở tại Các bước seo căn bản cho người mới

Ngoài công cụ chính trực tiếp của Google, các bạn cũng có thể check trên một số các website khác như:

  • Pingdom;
  • GTMetrix;
  • Ahrefs’ Site Audit

Bước 8: Kiểm tra cấu trúc dữ liệu

Bước tiếp theo trong quy trình Seo Audit của chúng ta sẽ là kiểm tra mọi dữ liệu có cấu trúc mà trang web có thể chứa và đảm bảo nó được hình thành đúng. Chúng tôi có thể sử dụng Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của Google để kiểm tra dữ liệu có cấu trúc hiện có. Các bạn có thể truy cập tại https://search.google.com/structured-data/testing-tool

Trong trường hợp này, chúng ta có thể thấy không có lỗi. Quá tuyệt vời! Nếu như trang web của bạn có thông báo lỗi nào, thì chỉ cần sửa chúng, thật đơn giản phải không nào!

SEO Audit là gì? Hướng dẫn Audit Website tổng thể từ A đến Z

Bước 9: Phân tích lưu lượng tìm kiếm

Rõ ràng, bất kỳ quá trình Seo Audit nào cũng nhằm xác định các cách để tăng lưu lượng truy cập của trang web. Vì vậy, thật hợp lý khi xem trang web hiện đang hoạt động như thế nào.

Ở bước này, các bạn nên truy cập vào Google Analytics để xác định hành vì cũng như thông tin của người dùng một cách đầy đủ và chính xác nhất. Ở bước này, các bạn đã có đầy đủ các dữ liệu cũng như xu hướng hành vi của người dùng truy cập vào website. Nếu như website của bạn là một web mới thì có thể bỏ qua bước này.

Bước 10: Kiểm tra việc rank hạng top 10 cho các từ khóa chính

Có một số việc mà bạn cần phải làm ở trong các trang bài viết chứa các từ khóa này:

  • Thêm một số liên kết nội bộ vào các trang chính mà bạn muốn đẩy.
  • Xây dựng một số backlink chất lượng mới đến các trang.
  • Cập nhật bài viết thường xuyên
  • Đảm bảo trên trang được tối ưu hóa cho từ khóa chính xác.

SEO Audit là gì? Hướng dẫn Audit Website tổng thể từ A đến Z

Bước 11: Phân tích backlink

Lại một lần nữa, chúng ta sử dụng ahrefs để làm công việc này, hãy truy cập Ahrefs là gì? Hướng dẫn sử dụng Ahrefs từ A tới Z để có thể kiểm tra ngay các baclink của trang web của mình ngay nhé. Thống kê số lượng backlink kịp thời để có thể tránh việc bị đối thủ chơi xấu, và kiểm tra ngay nguồn link của mình đi có chất lượng hay không.

Bước 12: Tìm và sửa các liên kết bị hỏng

Sau quá trình kiểm tra backlink ở trên, các bạn phải sửa ngay các backlink kém chất lượng và các liên kết bị delay, liên kết bị hỏng. 

Các bạn có thể làm những công việc sau để thực hiện quá trình này.

  • Thay thế nội dung tốt hơn cho trang nhận backlink;
  • Chuyển hướng các trang bị hỏng backlink đến một trang khác có liên quan hơn;
  • Để lại dưới dạng 404 (điều này tốt cho các trang không có backlink).

Bước 13: Tìm khoảng trống nội dung (Content Gaps)

Content Gap chính là thuật ngữ để ám chỉ các khoảng trống nội dung. Khoảng trống nội dung là nội dung chứa một từ khóa mà đối thủ của bạn hiện đang xếp hạng và bạn không có bất cứ nội dung gì đề cập đến từ khóa đó!

Ở đây, nói cụ thể hơn là các bạn phải tiến hành điều tra đối thủ, xem có các bài viết như thế nào, thu hút lưu lượng truy cập thông qua các từ khóa nào. Nếu như từ khóa mà trang web của đối thủ bạn sở hữu có lưu lượng truy cập cao, thì tại sao bạn không sử dụng từ khóa đó trên trang của mình nhỉ?

SEO Audit là gì? Hướng dẫn Audit Website tổng thể từ A đến Z

Bước 14: Xóa bài viết rác

Bước cuối cùng trong quy trình Seo Audit có lẽ là điều mà không ai mong muốn phải không nào bởi vì nó thường sẽ liên quan đến việc xóa một vài trang nội dung ra khỏi trang web của bạn. Chắc chắn đâu ai muốn bấm delete những bài viết mà mình mất biết bao công sức, thời gian để sáng tạo nên phải không?

Câu trả lời ngắn gọn là rất nhiều trang chất lượng thấp có thể kéo toàn bộ trang web của bạn xuống!
 
Đây là những việc mà các bạn cần phải làm trong quá trình này:
  • Tìm các trang chất lượng thấp có ít hoặc không có lưu lượng tìm kiếm;
  • Nếu chúng có thể được cải thiện, sau đó cập nhật chúng và khởi chạy lại;
  • Nếu không, hãy xóa chúng và chuyển hướng 301 URL đến một trang có liên quan.

Những yếu tố nào cần tập trung trong việc thực hiện SEO Audit

Để có được kết quả hiệu quả, bạn cần tập trung vào một số yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng SEO của một trang web. Sau đây là những yếu tố chính cần tập trung vào trong quá trình SEO Audit.

Xem thêm:  Schema là Gì? Tổng quan và Hướng dẫn Thiết lập Schema A-Z

Thiết kế & Kiểm tra tốc độ

Đối với những ai làm SEO thì công việc kiểm tra tốc độ và thiết kế vô cùng đơn giản. Kiểm tra tốc độ cho biết thời gian tải trang nhanh hay chậm? Nếu chậm thì điều gì khiến website phải mất nhiều thời gian tới đến như vậy!

Đặc biệt, trong làm SEO thì trang web tải chậm dẫn đến mất rất nhiều lượng truy cập. Khách hàng sẽ không ở lại nếu như trang web tải chậm quá 3 đến 5 giây. Đặc biệt là cả Google và người dùng đều không đánh giá cao các trang

SEO Audit là gì? Hướng dẫn Audit Website tổng thể từ A đến Z

Đồng thời, kiểm tra Thiết Kế Website nói lên những trở ngại mà khách hàng đang gặp phải khi truy cập vào website. Đó có thể là vấn đề giao diện, cấu trúc hay sắp xếp trên trang website. Sau khi nắm bắt được hạn chế trong thiết kế sẽ giúp bộ phận lập trình cải thiện lại trang web sao cho thân thiện với người dùng và các công cụ tìm kiếm.

Kiểm tra thành phần trên trang

Đây là kỹ thuật quan trọng trong SEO onpage. Nó bao gồm check lại các thành phần trên trang gồm thẻ tiêu đề, meta, alt hình ảnh, thẻ heading, cấu trúc nội dung, mật độ từ khóa. Bên cạnh đó kèm theo các yếu tố phương tiện như hình ảnh, video, liên kết nội bộ, URL. SEO Audit trên trang đánh giá tất cả những yếu tố nêu trên.

Thông qua đó, nó cho bạn biết cách tối ưu hóa những thành phần này để cải thiện thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.

Tối ưu hóa các thành phần trên trang với từ khóa mà bạn muốn xếp hạng trong SERP. Trên trang, tối ưu hóa sẽ giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung website. SEO Audit trên trang phân tích các yếu tố như:

1. Content website có thẻ tiêu đề có thể nhấp và bắt mắt không?

2. Thẻ Meta đã được tối ưu hóa hay chưa?

3. Tất cả các tiêu đề và tiêu đề phụ có được tối ưu hóa tốt không?

4. Các bài viết đã chèn link nội bộ đạt yêu cầu hay chưa?

5. Hình ảnh có thẻ alt không?

Google Index wSEO Audit là gì? Hướng dẫn Audit Website tổng thể từ A đến Zebsite

Audit yếu tố kỹ thuật

Kiểm tra sức khỏe kỹ thuật là cách để cải thiện khả năng Google và người dùng có thể tiếp cận với website. Nó gồm những yếu tố quan trọng như kiểm tra tệp robots.txt và các thẻ meta robot vì đây có thể là nguyên nhân dẫn đến hạn chế quyền truy cập vào một số vùng nhất định trên website.

Sau đó, bạn cần kiểm tra các yếu tố như chuyển hướng, liên kết bị hỏng, sơ đồ trang web hay các lỗi liên quan đến thu thập dữ liệu, lập chỉ mục, tên miền, tối ưu hóa thiết bị, vấn đề bảo mật cũng như cấu trúc URL tối ưu hóa thiết bị để yêu cầu bắt buộc để cải thiện thứ hạng website. Audit kỹ thuật giúp phân tích đầy đủ về trang web và kịp thời đưa ra các giải pháp khắc phục nhanh chóng góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể của website.

Kiểm tra nội dung

SEO Audit sẽ gồm quá trình đánh giá toàn bộ nội dung website dựa trên các chỉ số hiệu suất chính. Tất cả nội dung cần đảm bảo hữu ích với người dùng và liên quan đến ý tưởng chính của website muốn chuyển tảiĐể Audit Content cần quan tâm đến những yếu tố chính dưới đây!

1. Những nội dung nào đang hoạt động tốt

2. Chủ đề nào đang hấp dẫn thu hút nhiều độc giả trên website

3. Nội dung nào không hữu ích (quá ngắn, tỉ lệ thoát cao, trùng lặp)

4. Loại nội dung đang nhận được nhiều lượt chuyển đổi trên website

5. Nắm bắt người dùng đang chuộng loại nội dung nào nhất. Đó có thể là văn bản, hình ảnh, video hay đồ họa thông tin

SEO Audit là gì? Hướng dẫn Audit Website tổng thể từ A đến Z

Sau khi thực hiện kiểm tra nội dung, bạn sẽ có thể quyết định nên lưu giữ, cập nhật và xóa nội dung nào. Nhất là việc xử lý đối với những nội dung trùng lặp. Google sẽ thường gặp rào cản trong vấn đề index khi 2 nội dung giống nhau. Như vậy, việc xóa bớt đi sẽ giúp công cụ tìm kiếm không phải index nhiều trang hơn so với số trang thực tế trên website.

Phân tích liên kết

Xây dựng liên kết là một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến thứ hạng của một trang web. Phân tích liên kết đánh giá tất cả các liên kết đang trỏ trở lại trang web của bạn.

Liên kết ngược chất lượng làm tăng thẩm quyền trang (PA) và cơ quan quản lý tên miền (DA) của trang web. Bạn có thể xếp hạng cho các từ khóa cạnh tranh cao. Mặt khác, các liên kết ngược chất lượng thấp gây ra tác động tiêu cực và tăng điểm spam của một trang web.

Đây là công việc cuối cùng cần thực hiện trong quá trình SEO Audit. Phân tích từ khóa bao gồm cả công đoạn phân tích đối thủ cạnh tranh ở trong đó. Phân tích từ khóa sẽ dựa trên độ khó và lưu lượng truy cập

Việc này giúp các SEOer nắm bắt được mức độ khó cũng như lưu lượng truy cập cụ thể là thấp, trung bình hay cao của từng từ khóa. Đối thủ đang “top” những từ khóa nào? Từ khóa nào đang mới hiện nay?

Từ đó, lọc ra những từ khóa quan trọng chiến lược cũng như từ khóa phụ bổ sung để thúc đẩy lưu lượng truy cập và cải thiện thứ hạng website. Hiện nay, Ahref là công cụ tuyệt vời để thực hiện hiệu quả.

SEO Audit giúp bạn xác định được các vấn đề mà website đang gặp phải khiến thứ hạng bị giảm, nhằm mục đích khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, SEO Audit trước khi bước vào một dự án giúp bạn biết được tình trạng hiện tại của website ra sao, từ đó định hướng được những chiến lược đúng đắn. Tmarketing chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Spam *Time limit exceeded. Please complete the captcha once again.